Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn bao gồm các kiến thức về phần văn học, tiếng việt và tập làm văn được tổng hợp chi tiết và cụ thể, giúp các bạn học sinh tự ôn luyện kiến thức môn văn lớp 8 dễ dàng hơn. Mời các bạn tham khảo nhằm đạt điểm cao trong các bài thi giữa kì, thi cuối kì.

CHUYÊN ĐỀ I:

TRUYỆN, KÝ HIỆN ĐẠI
_________________________________

TRONG LÒNG MẸ

(Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng)

I. CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Ngôi kể thứ nhất trong đoạn trích Trong lòng mẹ có hiệu quả gì? Phát biểu chủ đề của đoạn trích. Từ đoạn trích em hiểu điều gì đã làm nên sức hấp dẫn của những trang hồi ký Nguyên Hồng?

Câu 2: Trong đoạn trích có nhiều chi tiết miêu tả bé Hồng khóc. So sánh sự khác nhau về cảm xúc được thể hiện qua hai chi tiết:

- Tôi cười dài trong tiếng khóc.

- Tôi òa lên khóc, rồi cứ thế nức nở.

Câu 3: Phân tích hiệu quả của biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích:

1. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

2. [Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ỹ trên vỉa hè.] Và cái lần đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.

Câu 4: Viết đoạn văn diễn dịch 12 câu với chủ đề: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là bài ca về tình mẫu tử thiên liêng, bất diệt.

Câu 5: Phận tích giá trị nhân đạo được thể hiện qua đoạn trích Trong lòng mẹ.

Câu 6: Khi kể về cuộc đối thoại của người cô và bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ, tác gải đã sử dụng nghệ thuật tương phản. Hãy chỉ ra phép tương phản này và cho biết ý nghĩa.

Câu 7: Về Những ngày thơ ấu, nhà văn Thạch Lam cho rằng, đó là “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”. Qua đoạn văn này, hãy chứng minh nhận định trên của Thạch Lam.

Câu 8: Em hiểu thế nào về nhận xét: Văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.

Câu 9: Hãy cho biết hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng và tâm địa độc ác của người cô.

II. TƯ LIỆU THAM KHẢO

1. “Người ta thường nói đến cái màu sắc trữ tình lãng mạn trong những tác phẩm của Nguyên Hồng. Trong tập tiểu thuyết tự truyện rất xúc động này, Nguyên Hồng đã lắng nghe được những âm vang sâu lắng của tâm hồn, ghi nhận được những tình cảm tinh tế tự bên trong, miêu tả một thiên nhiên đầy thanh sắc và tất cả đều được thể hiện qua màu sắc chủ quan của cái tôi trữ tình hồn nhiên, trong sáng. Những nỗi cô đơn, buồn tủi của tuổi thơ đã ám ảnh tâm hồn cậu bé đa cảm suốt năm này qua năm khác, hiện lên trong sách thành ấn tượng buồn bã, u ám.”

(Phan Cự Đệ, Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục, 1997, tr.462)

2. “Sự hấp dẫn và sức lay động lòng người trong hồi kí của Nguyên Hồng chủ yếu vẫn là nhờ ở sự chân thành trong cảm xúc của người viết. Nguyên Hồng không chỉ kể lại, thuật lại những sự việc đã qua mà còn sống lại, hóa thân vào những sự việc ấy. Các sự việc được kể lại, thuật lại cũng chỉ là để nhà văn giãi bày, bộc bạch những tình cảm yêu thương, căm giặn đang đầy ắp cần được giải tỏa.”

(La Khắc Hòa, Phân tích – bình giảng tác phẩm ngữ văn 8, Nxb Giáo dục, 2001)

3. “Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quýt lấy con người. Người ta thường nói nhà văn cần có ba yếu tố chủ quan: Tài, trí và tâm. Có cây bút chỉ mạnh về tài, trí. Đọc Nguyên Hồng thấy tài và tâm, nhất là tâm, nổi lên hàng đầu. Mà “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, ở những nhà văn chân chính xưa nay, tâm bao giờ cũng là cái gốc. Tài và trí chỉ là cành là ngọn. Nguyên Hồng viết văn như là đặt luôn cái tâm nóng hổi của mình lên trang sách.”

(Nguyễn Đăng Mạnh, Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, 1996)

4. “Ngoài thời gian làm việc và sáng tác, tôi còn cố có dịp để như cách suy nghĩ của tôi và lối nói của một chủ trương văn học thời bấy giờ: Đi sâu vào những cảnh khổ sở đau thương. Mưa rét tôi lặn lội ở nhà ga, bến tàu, kho hàng, cổng chợ, gợi chuyện và than thở với những người phu phen đói rách, những người nhà quê đi tha hương cầu thực, những người mẹ đông con, hay những gia đình nửa thất nghiệp, nửa ăn xin. Tôi đi dự những phiên tòa mà quan tòa tuyên án trước dãy người cứ nhẹ như không: 6 tháng tù… 6 tháng tù và người bị kết án đều ngơ ngác không sao hiểu được. Đó là những cụ già đi thở không được và mù, những người mẹ lếch thếch ôm con còn đỏ hỏn, những đàn ông cao lớn áo rách toạc, bắp vai u lên như bắp thịt… họ bị kết tội muối lậu… rượu lậu hay không có thuế thân. Tôi sục vào những san tồi tàn nhất của nhà trường làm phúc. Tôi bắt chuyện với những phu đi Tân thế giới, Đất đỏ, bị nhốt như tù ở Sở nội phu trong cái ngõ có tên rất lạ: Ngõ Tê-a. Tôi theo họ xách túi, cắp bị, quảy hòm ra Sáu kho, lùa đi cùng với những đàn trâu bò xuất cảng sang Hồng Công, Thượng Hải.

Tôi đã sống như thế để viết (…).”

(Nguyên Hồng, Sức sống của ngòi bút, Giảng văn Văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1997)

5. “Tuổi thơ của Nguyên Hồng rất hiếm những kỉ niệm êm đềm, ngọt ngào. Nhưng chính những kỉ niệm ấy đã giúp bé Hồng quên đi những đắng cay, tủi cực để dám sống và vươn lên làm người. Cho nên, nếu những kỉ niệm về cái khổ, cái nhục không thể quên, thì những kỉ niệm về những giây phút êm đềm ngọt ngào càng đáng ghi, đáng nhớ.”

(La Khắc Hòa, Phân tích – bình giảng tác phẩm ngữ văn 8, Nxb Giáo dục, 2001)

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

(Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

I. CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Giải thích ý nghĩa của thành ngữ được đặt tên cho chương XIII của tiểu thuyết Tắt đèn: Tức nước vỡ bờ. Hãy tìm những thành ngữ, quán ngữ khác có ý nghĩa tương tự thành ngữ này.

Câu 2: Đoạn văn có mấy tuyến nhân vật? Cách xây dựng các tuyến nhân vật như trên có ý nghĩa nghệ thuật gì?

Câu 3: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

Câu 4: Theo em, vì sao chị Dậu từ chỗ nhún nhường lại vùng lên chống lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng? Ở chị Dậu có những nét đẹp nào tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân Việt Nam trong xã hội xưa?

Câu 5: Bằng một đoạn văn quy nạp 12 câu, hãy phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

Câu 6: Phân tích nhân vật chị Dậu qua Tức nước vỡ bờ.

Câu 7: Nhà văn Nguyễn Tuân gọi chân dung của chị Dậu trong Tắt đèn là bức chân dung lạc quan:

“Trên cái nền tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, thấy sừng sững cái chân dung lạc quan của chị Dậu…” Em hiểu thế nào về nhận xét đó?

Câu 8: Nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo.

Câu 9: Nguyễn Tuân cho rằng: Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?

Câu 10: Bàn về chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, nhà văn Nguyễn Tuân viết:

“Ngô Tất Tố đã đưa ra, đã dám đưa ra một nhân vật đàn bà nông thôn khỏe khắn, lành mạnh như chị Dậu.” (Trước đèn, đọc đoản thiên Ngô Tất Tố).

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tính nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ để làm sáng tỏ ý kiến trên của nhà văn Nguyễn Tuân.

II. TƯ LIỆU THAM KHẢO

1. “Tắt đèn tập trung tố cáo cái thứ thuế bất nhân của bọn thực dân đánh vào đầu người hàng năm, đẩy những người bần cố nông phải bán con, bỏ làng đi ở vú hoặc đi ăn mày rồi chết đường chết chợ! (…) Ngô Tất Tố đã tố cáo cái cảnh khổ điển hình “thiếu thuế mất vợ, thiếu nợ mất con” của nông dân thời thuộc Pháp.

(…) Tắt đèn không chỉ tố khổ cho nông dân. Cuốn tiểu thuyết này đã lên án cả một bộ máy thống trị ở nông thôn.”

(Phan Cự Đệ, Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục, 1997, tr.403)

2. “Chị Dậu là tất cả cuốn Tắt đèn. Có những lúc tôi muốn xin phép tác giả, và nếu tác giả đồng tình (qua lớp đất nghĩa địa mà tìm được cách nào nhắn lên cho), thì tôi lấy tên chị Dậu làm luôn tên gọi của cuốn truyện Tắt đèn (Chị Dậu). Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Nếu ví toàn truyện Tắt đèn là một khóm cây, thì chị Dậu là cả gốc, cả ngọn, cả cành, và chính chị Dậu đã nổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương Tắt đèn đó lên (…). Trên cái nền tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, thấy sừng sững cái chân dung lạc quan

Chia sẻ, đánh giá bài viết
38
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 8

    Xem thêm