Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 10 năm 2024 (Đề 2)

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020 (Đề 2) do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 10 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 10 bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh ôn tập lại cách hình bài văn đã được học.

Mời các bạn tham khảo Đề thi khảo sát số 1 tại: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 10 năm 2020 (Đề 1)

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 10.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 10 môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!

(Chân quê - Nguyễn Bính)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ thứ 2.

Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Câu thơ: “Van em em hãy giữ nguyên quê mùa” có gì đặc sắc?

II. Làm văn (7đ)

Câu 1 (2đ): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay.

Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 10 môn Văn

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.

Câu 2 (0,5đ):

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong khổ thơ thứ 2: miêu tả.

Câu 3 (0,75đ):

Biện pháp nghệ thuật: sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán, điệp cấu trúc “nào đâu…cái”

Tác dụng: bộc lộ cảm xúc của người con trai trước sự thay đổi của người yêu mình.

Câu 4 (1đ):

Câu thơ: “Van em em hãy giữ nguyên quê mùa”

Nét đặc sắc: “Van em”: thành khẩn, không còn là lời cảm thán mà là lời van xin người yêu hãy giữ nguyên những nét chân chất của quê hương mình.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý nghị luận về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay

1. Mở bài

Giới thiệu về hiện tượng nghiện Facebook ở giới trẻ.

2. Thân bài

a. Giải thích

Facebook giống như một xã hội ảo, ở đó con người có thể giao lưu, kết bạn, chia sẻ cuộc sống.

b. Thực trạng sử dụng Facebook

  • Đối tượng sử dụng Facebook chính: giới trẻ. Thời gian sử dụng trung bình vài tiếng một ngày.
  • Số lượng tài khoản Facebook được lập mới mỗi ngày cao.
  • Ở bất cứ đâu cũng thấy con người sử dụng Facebook.

c. Nguyên nhân

  • Sự phát triển của internet và điện thoại thông minh.
  • Sự hiếu thắng, muốn tìm tòi khám phá của các bạn trẻ.

d. Hậu quả

  • Việc học tập giảm sút, thị lực giảm, lãng phí thời gian.
  • Nhiều mâu thuẫn xảy ra.
  • Dễ bị lấy cắp thông tin cá nhân.

e. Giải pháp

  • Bản thân mỗi người tự hạn chế thời gian sử dụng Facebook của mình, tích cực tham gia vào các hoạt động bên ngoài.
  • Nhà trường và gia đình cần tuyên tuyền, giáo dục các em về tác hại của Facebook và có giải pháp thiết thực để ngăn chặn tình trạng nghiện Facebook.

3. Kết bài

Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý phân tích bài thơ Sang thu

1. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.

2. Thân bài

a. Khổ thơ 1:

"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"

  • "Bỗng nhận ra": trạng thái chưa được chuẩn bị trước, như là vô tình, sửng sốt để cảm nhận, giữa những âm thanh, hương vị và màu sắc đặc trưng của đất trời lúc sang thu.
  • "Phả": động từ mang ý tác động được dùng như một cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong không gian.
  • Từ láy tượng hình "chùng chình": gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng.
  • "Hình như": từ tình thái diễn tả tâm trạng mơ hồ của tác giả khi phát hiện sự hiện hữu của mùa thu.

b. Khổ thơ 2

"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội và
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"

  • Ở khổ thơ này, tác giả đã có thể khẳng định: Thu đến thật rồi, thu có mặt ở khắp nơi.
  • Dòng sông không còn cuồn cuộn dữ dội như những ngày mưa lũ mùa hạ mà trôi một cách dềnh dàng, thanh thản.
  • Mùa thu mới bắt đầu vì thế mây mùa hạ mới thảnh thơi, duyên dáng "vắt nửa mình sang thu".

→ Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động và giàu sức biểu cảm.

c. Khổ thơ cuối

"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"

  • Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đang nhạt dần.
  • Những tiếng sấm bất ngờ cùng những cơn mưa rào không còn nhiều nữa.
  • “hàng cây đứng tuổi" gợi cho người đọc nhiều liên tưởng: đó không chỉ là quá trình sinh trưởng, phát triển của loài cây mà còn là một vòng đời của con người. Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của hàng cây trước sấm sét, bão giông vào lúc sang thu cũng chính là sự từng trải, chín chắn của con người khi đã đứng tuổi.
  • Bất chấp sự khốc liệt của chiến tranh, theo thời gian, bé Thu đang dần trưởng thành, nét nữ tính của một người con gái vẫn lặng lẽ lớn dần lên.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

------------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 10 năm 2020 (Đề 2). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 10, Trắc nghiệm Tiếng Anh 10, Chuyên đề Toán 10, Giải bài tập Vật lý 10 nâng cao mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Đánh giá bài viết
1 570
Sắp xếp theo

    Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 10

    Xem thêm