Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 1 tiết lớp 7 môn Sinh học trường PTDTBT THCS Ngô Quyền, Ngọc Hồi năm học 2017 - 2018

Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh lớp 7 học trường PTDTBT THCS Ngô Quyền

Đề kiểm tra 1 tiết lớp 7 môn Sinh học trường PTDTBT THCS Ngô Quyền, Ngọc Hồi năm học 2017 - 2018 là tài liệu ôn tập và luyện tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 7 muốn củng cố kiến thức môn Sinh học và ôn thi học kì 2. Mời các bạn tham khảo.

Phòng GD&ĐT Ngọc Hồi

Trường PTDTBT THCS Ngô Quyền

Đề kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017 - 2018

Môn: Sinh học 7 - Tuần 30 - Tiết 60

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ BÀI

I. Trắc nghiệm (3.0 điểm) Em hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án A, B, C, D trong những câu sau đây:

Câu 1: Cấu tạo và hoạt động hô hấp của ếch đồng như thế nào?

A. Xuất hiện phổi

B. Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp

C..Hô hấp nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng

D. Cả A, B, C

Câu 2: Đại diện nào dưới đây được xếp vào Bộ có vảy:

A. Rùa vàng, cá sấu B. Thằn lằn, cá sấu, ba ba

C. Thằn lằn, rắn D. Cá sấu, ba ba

Câu 3: Điểm khác biệt về hệ tuần hoàn của thằn lằn so với ếch:

A. Tâm thất chưa có vách hụt

B. Tâm thất có một vách ngăn hụt làm giảm sự pha trộn

C. Tâm nhĩ có vách ngăn, máu ít pha

D. Tâm thất có vách ngăn máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

Câu 4: Chim bồ câu, tim có 4 ngăn hoàn chỉnh nên máu trong tim là:

A. Máu không pha trộn B. Máu pha trộn C. Máu lỏng D. Máu đặc

Câu 5: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống dựa vào các từ sau đây: Lẩn trốn, lông mao, hằng nhiệt, thai sinh, biến nhiệt.

Thỏ là động vật…… (1)……...…, ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm, hoạt động về ban đêm. Đẻ con (………(2)………..), nuôi con bằng sữa mẹ. Cơ thể phủ………(3)…...…..

Cấu tạo ngoài, các giác quan, chi và cách thức di chuyển của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính.….…(4)……….kẻ thù.

II. Tự luận (7. 0 điểm)

Câu 1 (1.5đ): Trình bày đặc điểm chung của lớp lưỡng cư?

Câu 2 (2.0đ): a. Phân biệt Bộ Rùa và Bộ Cá sấu?

b.Trình bày vai trò 2 mặt lợi và hại của lớp Bò sát?

Câu 3 (2.5đ): Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?

Câu 4 (1.0đ): Giải thích vì sao mắt dơi không tinh nhưng vẫn tránh được các vật cản khi kiếm ăn vào ban đêm?

.................Hết....................

Đáp án kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 7

Phòng GD&ĐT Ngọc Hồi

Trường PTDTBT THCS Ngô Quyền

Hướng dẫn chấm điểm kiểm tra 1 Tiết - Năm học 2017 - 2018

Môn: Sinh học 7 - Tuần 30 - Tiết 60

I. Phần trắc nghiệm (3.0 điểm)

Mỗi ý đúng được 0.5 điểm. Riêng câu 5 mỗi ý đúng được 0,25đ.

1

2

3

4

5

D

C

B

A

(1)hằng nhiệt; (2)thai sinh

(3)lông mao; (4)lẩn trốn

II. Phần tự luận (7.0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư:

- Môi trường sống: Nước và cạn; Da: Da trần và ẩm ướt

- Hô hấp: Phổi và da; Tuần hoàn: Tim 3 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

- Di chuyển: Bốn chi; Sinh sản: Đẻ trứng, thụ tinh ngoài; Sự phát triển: Qua biến thái; Là động vật biến nhiệt

0.5

0.5

0.5

2

*Phân biệt Bộ Rùa với Bộ Cá sấu như sau:

Bộ Rùa

Bộ Cá sấu

- Hàm không có răng

- Có Mai và Yếm

- Hàm có răng

- Không có Mai và Yếm

* Vai trò của lớp Bò sát:

- Đa số có lợi: Có ích cho nông nghiệp như đa số thằn lằn, đa số rắn,... ;Có giá trị thực phẩm (ba ba); Nguyên liệu cho mĩ nghệ (vảy đồi mồi, da thuộc của rắn và trăn,... ); Làm dược liệu (mật rắn, nọc rắn, yếm rùa,... )

- Có hại: Một số gây độc cho người như rắn lục, rắn hổ mang,...

0.5

0.5

0.5

0.5

3

Đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn:

- Hệ hô hấp: Có thêm hệ thống túi khí thông với phổi

- Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn nên máu không bị pha trộn, phù hợp với trao đổi chất mạnh ở chim (đời sống bay)

- Hệ bài tiết: Không có bóng đái, nước tiểu thải cùng phân

- Hệ sinh sản: Ở chim mái chỉ có một buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển; Con đực có 1 đôi tinh hoàn

0.5

0.5

0.5

0.5

4

Vì có tai thính, khi bay dơi phát ra sóng siêu âm

=> sóng này chạm vào vật cản và dội lại tai dơi giúp dơi xác định chính xác vị trí của vật thể và con mồi

0.5

0.5

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập SGK Sinh học lớp 7 bài 16: Thực hành: Mổ và quan sát giun đất

Giải bài tập SGK Sinh học lớp 7 bài 61, 62: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương

Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm