Đề kiểm tra 15 phút lớp 8 môn Hóa học Chương 1 (Đề 9)
Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học Chương 1 lớp 8
Đề kiểm tra 15 phút lớp 8 môn Hóa học Chương 1 (Đề 9). Đây là tài liệu ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 8 có đáp án đi kèm dành cho các em luyện tập, củng cố kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.
Đề kiểm tra 15 phút lớp 8 môn Hóa học Chương 1 (Đề 8)
Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 8 Chương 1 (Đề 9)
Câu 1: Biết các chất sau:
- Kim cương là do nguyên tố cacbon tạo nên.
- Ozon là do nguyên tố oxi tạo nên.
- Axit sunfuric do các nguyên tố hidro, lưu huỳnh và oxi tạo nên.
- Natri cacbonat do các nguyên tố natri, cacbon và oxi tạo nên.
- Kim loại sắt do các nguyên tố sắt tạo nên.
- Axit axetic do các nguyên tố hidro, cacbon và oxi tạo nên.
- Quặng pirit sắt do sắt và lưu huỳnh tạo nên.
Hãy chỉ ra các nguyên tố O, H, S, Fe, Na, C tồn tại ở dạng tự do hay hoá hợp trong các chất trên.
Câu 2: Một hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố S và O, biết tỉ lệ theo khối lượng của S đối với O là 2:3.
a) Xác định tỉ số giữa nguyên tử S và số nguyên tử O có trong một phân tử hợp chất.
b) Xác định phân tử khối của hợp chất trên, biết trong một phân tử hợp chất có 1 nguyên tử S.
Câu 3: Dựa vào sự phân bố phân tử khi chất ở trạng thái khác nhau hãy giải thích vì sao:
a) Nước lỏng tự chảy loang ra trên khay đựng?
b) Một mililit nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm một thể tích khoảng 1300ml (ở nhiệt độ thường)?
Câu 4: Hãy so sánh phân tử khí oxi nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với phân tử nước (H2O), phân tử muối ăn (NaCl) và phân tử khí metan (CH4)?
Đáp án kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 8
Câu 1:
+) Nguyên tố O:
- Dạng tự do: Khí ozon.
- Dạng hoá hợp: Axit sunfuric, natri cacbonat, axit axetic.
+) Nguyên tố H:
- Dạng hoá hợp: Axit sunfuric, axit axetic.
+) Nguyên tố S:
- Dạng hoá hợp: Axit sunfuric, quặng pirit sắt.
+) Nguyên tố Fe:
- Dạng tự do: Kim loại sắt.
- Dạng hoá hợp: Quặng pirit sắt.
+) Nguyên tố Na:
- Dạng hoá hợp: Natri cacbonat.
+) Nguyên tố C:
- Dạng tự do: Kim cương.
- Dạng hoá hợp: Natri cacbonat.
Câu 2:
Tính tỉ số giữa nguyên tử S và O
Gọi x, y lần lượt là số nguyên tử S và O trong một hợp chất.
Theo đề bài, ta có:
\(\frac{m_s}{m_o}=\frac{2}{3}\Leftrightarrow \frac{32.x}{16.y}=\frac{2}{3}\Leftrightarrow \frac{x}{y}=\frac{2}{3}X\frac{16}{32}=\frac{1}{3}\)
Tính phân tử khối:
Phân tử khối của hợp chất trên là: 32 x 1 + 16 x 3 = 80 (đvC).
Câu 3:
Nước lỏng tự chảy loang trên khay đựng, vì ở trạng thái lỏng các hạt ở gần sát nhau và chuyển động trượt lên nhau.
Vì ở trạng thái khí (hay hơi) các hạt rất xa nhau và chuyển động nhanh hơn về nhiều phía.
Câu 4: Phân tử khí oxi bằng:
32/18 ≈1,78 lần, nặng hơn gấp 1,78 lần phân tử nước.
32/58,5 = 0,55 lần, nhẹ hơn và bằng 0,55 lần phân tử muối ăn.
32/16 = 2 lần, nặng hơn gấp 2 lần phân tử khí metan.