Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm học 2017 - 2018 trường THPT Trại Cau - Thái Nguyên
Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 12
Để giúp các bạn học sinh lớp 12 học tập tốt hơn môn Lịch sử, VnDoc mời các bạn tham khảo tài liệu Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm học 2017 - 2018 trường THPT Trại Cau - Thái Nguyên, qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ làm bài kiểm tra được tốt hơn.
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Số 2 Tuy Phước, Bình Định năm học 2016 - 2017
Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1945
Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2018
I. Trắc nghiệm: (7 điểm)
Thí sinh chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) ở đầu mỗi ý trả lời.
Câu 1. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng (9/1960) xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò?
A. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển cách mạng cả nước.
B. Quyết định toàn bộ đối với sự thắng lợi của cách mạng miền Nam.
C. Quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước.
D. Quyết định quan trọng đối với sự phát triển cách mạng cả nước.
Câu 2. Chính quyền cách mạng của nhân dân miền Nam được thành lập từ?
A. Trong thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960).
B. Trong quá trình chiến đấu đánh bại “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).
C. Trong quá trình chiến đấu đánh bại “chiến tranh cục bộ” (1965-1968).
D. Sau khi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 giành toàn thắng.
Câu 3. “Thắng lợi đó mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng…có tính thời đại sâu sắc” nói về sự kiện nào?
A. Hội nghị thành lập Đảng năm 1930.
B. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
C. Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945.
D. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975.
Câu 4. Chính sách nào của Mĩ đã gây khó khăn cho cuộc cách mạng miền Nam Việt Nam từ 1954-1959?
A. Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam Việt Nam.
B. Thực hiện chính sách “đả thực”, “bài phong”, “diệt cộng”.
C. Phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống.
D. Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra “luật 10/59”, công khai chém giết.
Câu 5. Một trong những bài học kinh nghiệm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) của Đảng để lại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là?
A. Tiến hành công nghiệp hóa nhanh, mạnh lên chủ nghĩa xã hội.
B. Xây dựng kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
C. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, ưu tiên công nghiệp nặng.
D. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa phù hợp điều kiện đất nước.
Câu 6. Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược
A. “Chiến tranh cục bộ”.
B. “Chiến tranh tổng lực”.
C. “Chiến tranh đơn phương”.
D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Câu 7. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam?
A. Chiến thắng Vạn Tường.
B. Chiến thắng mùa khô thứ nhất (1965-1966).
C. Chiến thắng Ấp Bắc.
D. Chiến thắng mùa khô thứ nhất (1965-1966).
Câu 8. Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ huy quân đội Sài Gòn có từ khi Mĩ thực hiện chiến lược nào?
A. Chiến lược “chiến tranh đơn phương” (1954-1960).
B. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).
C. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968).
D. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973).
Câu 9. Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây-Taylo với mục tiêu như thế nào?
A. Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
B. Dập tắt chiến tranh cách mạng, ổn định tình hình.
C. Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
D. Bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm.
Câu 10. Phương thức “xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh” được nhân dân miền Nam sử dụng lúc nào?
A. Trong chiến đấu chống dồn dân lập “Ấp chiến lược” của Mĩ.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.
C. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D. Tiến công và nổi dậy giải phóng các tỉnh còn lại khi đã giải phóng Sài Gòn.
Câu 11. Mĩ mở đầu chiến lược “chiến tranh cục bộ” bằng cuộc hành quân tấn công vào địa phương nào?
A. Hành quân “tìm diệt”.
B. Hành quân Gian xơn Xiti.
C. Hành quân vào Núi Thành (Quảng Nam).
D. Hành quân vào thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi).
Câu 12. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
(1) Phong trào Đồng khởi bùng nổ.
(2) Chiến thắng Ấp Bắc.
(3) Pháp rút khỏi miền Nam nước ta.
(4) Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
A. (1), (2), (3), (4).
B. (2), (3),(1), (4).
C. (3), (1), (2). (4).
D. (1),(3), (2), (4).
Câu 13. Từ chiến lược nào của Mĩ, ta vừa đánh địch trên chiến trường, vừa đấu tranh với địch trên bàn đàm phán?
A. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.
B. Chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
C. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
D. Chiến lược “chiến tranh tổng lực”.
Câu 14. Hội nghị lần thứ 21 (7/1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp đã nhận định kẻ thù của cách mạng miền Nam là?
A. Chính quyền Sài Gòn.
B. Mĩ và đồng minh của Mĩ.
C. Dồng minh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
D. Đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
Câu 15. Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là chống lại cuộc chiến tranh xâm lược?
A. Toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn miền Bắc.
B. Toàn diện được tăng cường và mở rộng sang Lào.
C. Toàn diện được tăng cường và mở rộng sang Campuchia.
D. Toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông Dương.
Câu 16. Ngày 29/3/1975, quân ta giải phóng Đà Nẵng, thành phố có vị trí là?
A. Căn cứ quân sự lớn nhất của Mĩ ở miền Nam.
B. Căn cứ quân sự lớn nhất của quân đội Sài Gòn ở miền Nam.
C. Căn cứ quân sự hỗn hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn ở miền Nam.
D. Căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn ở miền Nam.
Câu 17. Hướng tiến công chủ yếu của ta trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 là?
A. Đông Nam Bộ.
B. Liên khu V.
C. Quảng trị.
D. Tây Nguyên.
Câu 18. Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng (10/1974) quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975 vì lí do nào dưới đây?
A. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, có nhiều tướng tá giỏi của địch.
B. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, lực lượng quân địch tập trung ở Tây Nguyên.
C. Tây Nguyên có vị trí chiến lược, lực lượng địch ở đây mỏng, nhiều sơ hở.
D. Tây Nguyên là một căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ - ngụy ở miền Nam.
Câu 19. Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng là?
A. Cà Mau.
B. Rạch Giá.
C. Châu Đốc.
D. Bạc Liêu.
Câu 20. Sự kiện nào có ý nghĩa “từ cuộc tiến công chiến lược phát triển thành cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam”?
A. Giải phóng Tây Nguyên.
B. Giải phóng Huế.
C. Giải phóng Đà Nẵng.
D. Giải phóng Phan Rang.
II. Tự luận: (3 điểm)
Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” và biện pháp dồn dân lập “Ấp chiến lược” nhằm bình định miền Nam được Mĩ thực hiện qua chiến lược chiến tranh xâm lược nào? Quân dân ta đã chiến đấu đánh bại chiến lược đó như thế nào?
---------------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm học 2017 - 2018 trường THPT Trại Cau - Thái Nguyên. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử lớp 12, Địa lý lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.