Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lí lớp 7 - Đề số 3
Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Vật lý
Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lí lớp 7 - Đề số 3 với những câu hỏi trắc nghiệm Lý được xây dựng dựa trên nội dung trọng tâm của chương trình học, giúp học sinh củng cố lý thuyết nhằm đạt kết quả tốt trong bài kiểm tra học kì 2.
Đề kiểm tra Vật Lí 7 học kì 2 (Đề 3)
Câu 1: Cánh quạt điện mặc dù thổi gió bay nhưng sau một thời gian lại có bụi bám vào, đặc biệt ở mép cánh quạt vì:
A. Gió cuốn bụi làm bụi bám vào
B. Điện vào cánh quạt làm nó nhiễm điện nên hút được bụi
C. Khi quay cánh quạt bị nhiễm điện do cọ xát với không khí nên nó hút bụi, làm bụi bám vào
D. Cánh quạt càng quay liên tục thì va chạm càng nhiều với các hạt bụi
Câu 2. Hiện tượng hút lẫn nhau của thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện chứng tỏ rằng:
A. Chúng nhiễm điện cùng loại
B. Chúng nhiễm điện khác loại
C. Chúng đều bị nhiễm điện
D. Chúng không nhiễm điện
Câu 3. Cọ xát hai thước nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đưa hai thước nhựa này lại gần nhau (như ở hình vẽ) thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Hút nhau
B. Không hút cũng không đẩy nhau
C. Đẩy nhau
D. Lúc đầu chúng hút nhau, sau đó đẩy nhau
Câu 4. Dòng điện trong kim loại là…………………..
A. Dòng điện tích chuyển dời có hướng
B. Dòng các electron tự do
C. Dòng các electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương của nguồn điện ngược với chiều quy ước của dòng điện
D. Dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng
Câu 5. Chọn câu phát biểu sai. Vật dẫn điện là…………….
A. Vật cho dòng điện đi qua
B. Vật cho electron đi qua
C. Vật cho điện tích đi qua
D. Vật có khả năng nhiễm điện
Câu 6. Cho sơ đồ mạch điện như ở hình 34. Chỉ có đèn Đ1, Đ2 sáng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Cả ba công tắc đều đóng
B. K1, K2 đóng, K3 mở
C. K1, K3 đóng, K2 mở
D. K1 đóng, K3 và K2 mở
Câu 7. Hiện tượng nào sau đây vừa có sự phát sáng và tỏa nhiệt khi có dòng điện đi qua:
A. Sấm sét
B. Chiếc loa
C. Chuông điện
D. Máy điều hòa nhiệt độ
Câu 8. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây có thể hút
A. Các vụn nhôm
B. Các vụn thép
C. Các vụn đồng
D. Các vụn giấy
Câu 9. Trường hợp nào sau đây, đổi đơn vị đúng?
A. 220V = 0,22kV B. 50kV = 500000V
C. 1200V = 12kV D. 4,5V = 450mV
Câu 10. Nếu hai bóng đèn như nhau được mắc song song thì:
A. Cường độ qua hai bóng đèn và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn bằng nhau
B. Cường độ qua hai bóng đèn khác nhau và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn bằng nhau
C. Cường độ qua hai bóng đèn bằng nhau và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn khác nhau
D. Cường độ qua hai bóng đèn và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn khác nhau
Câu 11. Hãy biến đổi các đơn vị sau:
230mA = ………………A
12μA = ………………..mA
1,23mA =………………μA
0,099A=………………..mA
680mA=…………………A
Câu 12. Trong mạch điện như hình 35, ampe kế A1 chỉ 0,65A. Hãy cho biết:
a. Chiều dòng điện chạy qua bóng đèn Đ1, Đ2?
b. Số chỉ của ampe kế A2
c. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn Đ1, Đ2
Câu 13. Cho mạch điện như hình sau.
Hiệu điện thế ở hai đầu các bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3, Đ4 là:
U1 = 3,5V U2 = 4V
U3 = 1V U4 = 3,5V
Hỏi:
a. Hiệu điện thế của nguồn điện
b. So sánh hai bóng đèn Đ1 và Đ4
c. So sánh độ sáng hai bóng Đ2 và Đ3
Câu 14. Cho mạch điện như sơ đồ (hình 37). Biết rằng U13 = 8,5V, U12 = 4,5V và khi công tắc k đóng ampe kế A1 chỉ 0,25A
14.1/ Hãy chọn số thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
I1 = I2 =
U13 = U12 + U23 =
U23 =
d. Nêu cách mắc vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2. Vôn kế đó phải có giới hạn đo tối thiểu là bao nhiêu?
c. Vì sao U13 không bằng 9V?
Đáp án Đề kiểm tra Vật Lí 7 học kì 2
Câu 1. Chọn C
Cánh quạt điện mặc dù thổi gió bay sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào, bởi vì khi quay cánh quạt bị nhiễm điện do cọ xát với không khí nên nó hút bụi, làm bụi bám vào
Câu 2. Chọn B
Hiện tượng hút lẫn nhau của thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện chứng tỏ rằng chúng nhiễm điện khác loại
Câu 3. Chọn C
Đưa hai thước nhựa này lại gần nhau chúng sẽ đẩy nhau
Câu 4. Chọn C
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương của nguồn điện ngược với chiều quy ước của dòng điện
Câu 5. Chọn D
Mọi vật đều có khả năng nhiễm điện nhưng chỉ một số là vật dẫn điện. Câu D là không đúng
Câu 6. Chọn B
Chỉ có đèn Đ1, Đ2 sáng trong trường hợp K1, K2 đóng, K3 mở
Câu 7. Chọn A
Sấm sét là hiện tượng vừa có sự phát sáng và tỏa nhiệt khi có dòng điện đi qua
Câu 8. Chọn B
Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây có thể hút các vụn thép
Câu 9. Chọn A
Đổi đơn vị đúng: 220V = 0,22kV
Câu 10. Chọn A
Nếu hai bóng đèn như nhau được mắc song song thì cường độ qua hai bóng đèn và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn bằng nhau
Câu 11. Biến đổi các đơn vị:
220mA = 0,230A
12 μA = 0,012mA
1,23mA = 1230 μA
0,099A = 99mA
680mA = 0,680A
Câu 12.
Ta vẽ lại hình và đánh dấu các chốt của ampe kế (+); (-)
(+) nối cực dương; (-) nối cực âm. Dòng điện chạy qua từ Đ2 đến Đ1
Số chỉ của ampe kế A2 là I2 = I1 = 0,65A
Cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn là như nhau và bằng 0,65A
Câu 13.
a. Nguồn điện có hiệu điện thế 12V
b. Hai bóng đèn Đ1 và Đ4 là như nhau
c. Hai bóng đèn Đ2 và Đ3 sáng không như nhau
Câu 14.
Chọn số thích hợp điền vào chỗ trống:
I1 = I2 = 0,25A
U13 = U12 + U23 = 8,5V
U23 = 4V
Cách mắc vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2. Mắc vôn kế song song với Đ2 vào hai điểm 2,3 sao cho chốt + ở vị trí 2 và chốt - ở vị trí 3. Vôn kế đó phải có giới hạn đo (GHĐ) tối thiểu là 3V
U13 không bằng 9V là do các ampe kế, dây nối có điện trở, nên trên chúng có hiệu điện thế.