Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 7 môn Vật lý năm học 2020 - 2021

Đề cương ôn tập môn Vật Lý lớp 7 học kì 2 có đáp án

VnDoc giới thiệu Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 7 môn Vật lý năm học 2020 - 2021 bao gồm lý thuyết và các bài tập vận dụng có đáp án giúp các em học sinh ôn luyện hiệu quả, chuẩn bị cho bài thi học kì 2 môn Vật lý lớp 7 sắp tới đạt kết quả cao.

Để chuẩn bị cho bài thi học kì 2 sắp tới, các em học sinh cần tham khảo đề cương ôn tập của các môn để nắm được kiến thức trọng tâm, từ đó có kế hoạch ôn luyện phù hợp, chuẩn bị tốt cho kì thi chính thức của mình.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 7 môn Vật lý năm 2021

HỆ THỐNG KIẾN THỨC

Môn: Vật lý 7

Câu 1: Sự nhiễm điện do cọ xát. Những vật sau khi cọ sát có khả năng hút các vật nhẹ hoặc phóng điện qua vật khác gọi là các vật đã bị nhiễm điện hay các vật mang điện tích.

- Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.

-Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.

*Ví dụ: Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ (các vụn giấy, quả cầu bấc treo trên sợi chỉ tơ).

Câu 2: Chất dẫn điện và chất cách điện :

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua .Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện .

Chất dẫn điện thường dùng là đồng, nhôm, chì, hợp kim, ...

- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua .Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện .

Chất cách điện thường dùng là nhựa, thuỷ tinh, sứ, cao su,

*Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.

Câu 3: Sơ đồ mạch điện: Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mô tả cách mắc các bộ phận của mạch điện bằng các kí hiệu .

- Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng .

Câu 4: Chiều dòng điện. Chiều dòng điện theo quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện .

- Chiều dịch chuyển có hướng của các Electron tự do trong dây dẫn kim loại ngược với chiều dòng điện theo quy ước .

- Dòng điện cung cấp bởi Pin và Aquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều

Câu 5: Dòng điện. - Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.

- Bóng đèn điện sáng, quạt điện quay… là những biểu hiện chứng tỏ có dòng điện chạy qua các thiết bị đó.

Câu 6: Nguồn điện :Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì dòng điện.

- Các nguồn điện thường dùng trong thực tế là pin và acquy.

- Nguồn điện có hai cực là cực âm, kí hiệu là dấu trừ (-) và cực dương, kí hiệu là dấu cộng (+)

- Nhận biết được các cực dương và cực âm của các loại nguồn điện khác nhau (pin con thỏ, pin dạng cúc áo, pin dùng cho máy ảnh, ắc quy…)

Câu 7: Có mấy loại điện tích. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm .

-Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau ,khác loại thì hút nhau .

-Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát với lụa là điện tích dương ( + ) ; Điện tích của thanh nhựa sẩm màu vào vải khô là điện tích âm ( - ).

Câu 8: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện + Khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn.

+ Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng cao thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.

Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện là giá trị hiệu điện thế định mức.

Mỗi dụng cụ điện hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức của nó.

Câu 9: Cường độ dòng điện. Tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.

Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng

Kí hiệu của cường độ dòng điện là chữ I. Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiêu là A; để đo dòng điện có cường độ nhỏ ta dùng đơn vị mili ampe, kí hiệu mA.

1A = 1000mA; 1mA = 0,001A.

Câu 10: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.

Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.

Trên mặt ampe kế có ghi chữ A hoặc mA. Mỗi ampe kế đều có GHĐ và ĐCNN nhất định, có 02 loại ampe kế thường dùng là ampe kế dùng kim chỉ thị và ampe kế hiện số. Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có 1 chốt ghi dấu (-) các chốt còn lại ghi dấu (+), ngoài ra còn chốt điều chỉnh kim chỉ thị.

Còn tiếp, mời các bạn tải về để xem toàn bộ đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý năm 2021

Ngoài Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 7 môn Vật lý năm học 2020 - 2021, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, và các đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
18
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Vật Lý

    Xem thêm