Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 - Đề 3
VnDoc giới thiệu tới các bạn Bộ Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - Đề 3. Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử Địa lí có đầy đủ đáp án và bảng ma trận, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. Bộ tài liệu gồm nhiều câu hỏi hay bám sát chương trình học giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.
Đề kiểm tra học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử Địa lí CTST
1. Khung ma trận đề thi học kì 2 LSĐL 7
Chủ đề/ Mức độ nhận thức | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao |
1. Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) | - Trình bày được sự thành lập nhà Lý. - Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) của Lý Thường Kiệt. - Trình bày được sự thành lập nhà Lý. Đánh giá được sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn. | - Mô tả được những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo thời Lý. - Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục thời Lý. | - Đánh giá được những nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống và vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077). - Viết được cảm nhận của bản thân với một thành tựu thời kì văn hóa thời Lý. | |
2. Việt Nam từ thế kỉ XIII đến đầu thế kỉ XV : thời Trần, Hồ
| - Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời Trần. - Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá- Giáo dục- KHKT thời Trần. | - Mô tả được sự thành lập nhà Trần. - Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt. - Giới thiệu được một số nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly và nêu được tác động của những cải cách ấy đối với xã hội thời nhà Hồ. - Mô tả được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. | - Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX - So sánh sự phát triển kinh tế thời Đường với thời Minh- Thanh. - Giải thích được nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. | - Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, ... |
3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) | - Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. | - Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. | - Đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, ... | |
4. Việt Nam thời Lê sơ (1428 - 1527)
| - Mô tả được sự thành lập nhà Lê sơ. - Nhận biết được tình hình kinh tế - xã hội thời Lê sơ. - Giới thiệu được sự phát triển văn hoá, giáo dục và một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ. | - Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày được một số hiểu biết về một danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ (Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông….) | ||
5. Bài 17. Đặc điểm dân cư Trung và Nam mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ la tinh | - Biết được nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mĩ. -Đô thị hóa của Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì? Tại sao có tên gọi Mỹ La tinh? Văn hóa nơi đây có đặc điểm gì? | -Đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ gây nên vấn đề nào? Phân tích được bảng số liệu thống kê, nhận xét bảng số liệu, nhận định và rút ra nhận xét đặc điểm dân cư-xã hội Trung và Nam Mỹ. | Văn hóa Mỹ la tinh được hình thành do có điều kiện gì Đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mỹ gây nên hậu quả như thế nào? | Lễ hội tiêu biểu cho văn hóa La tinh ở Trung và Nam Mỹ có tên là gì? ở quốc gia nào Em hãy đánh giá 2 vai trò của các lễ hội ở Trung và Nam Mỹ |
6. Bài 18.Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-Ma-Dôn | Cho biết rừng A-ma-dôn nằm ở đâu? Thuộc những nước nào? -Rừng có đặc điểm gì? Vai trò ra sao? | Nước nào chiếm tỉ lệ lớn nhất, nhỏ nhất? Trình bày được đặc điểm rừng A-ma-dôn -Trình bày được thực trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn | Giải pháp bảo vệ rừng | |
7. Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam cực | Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực.-Châu Nam Cực bao gồm những bộ phận nào? Châu lục nào lạnh nhất trên Trái Đất? -Đặc điểm vị trí địa lí và lịch sử khám phá châu lục | Tại sao Gấu trắng không thể ăn thịt chim cánh cụt? | Vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu Nam Cực? | Chứng minh châu Nam Cực có vị trí đặc biệt Tìm hiểu về Hiệp ước Nam Cực 1959 viết 1 đoạn văn ngắn với thông điệp: Nam Cực vì hoà bình Thế giới. |
8. Bài 23. Thiên nhiên châu nam cực | Kể tên các động vật/thực vật sống ở châu Nam Cực? -Kể tên các tài nguyên khoáng sản ở châu Nam Cực? Khí hậu châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật?-Tác động của việc tan băng ở châu Nam Cực? | Phân biệt được các đặc điểm không đúng với Châu Nam Cực. Độ cao trung bình của châu Nam Cực là bao nhiêu?-Bề mặt của châu Nam Cực chủ yếu là gì? | - Châu Nam Cực, khu vực nào mưa nhiều hơn cả? Nếu biến đổi khí hậu xảy ra, thiên nhiên ở châu Nam Cực thay đổi như thế nào? Giải thích được sự tan băng ở Châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống con người trên Trái Đất. | Theo tính toán của các nhà khoa học, đến cuối thế kỉ 21, nhiệt độ ở châu Nam Cực sẽ tăng lên bao nhiêu độ C? |
TS Điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 40% | 30% | 20% | 10% |
Đề kiểm tra học kì 2 LSĐL 7
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?
A. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
B. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng tronhg nước.
C. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến.
D. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam.
Câu 2: Nhà Trần xây dựng và phát triển lực lượng quân đội theo chủ trương nào?
A. Binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
B. Binh lính cốt đông đảo, không cần tinh nhuệ.
C. Chỉ chú trọng trang bị các loại vũ khí hiện đại.
D. Chỉ chú trọng xây dựng và phát triển thủy quân.
Câu 3: Ai là người căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”.
A. Lê Thái Tổ
B. Lê Thánh Tông
C. Lê Nhân Tông
D. Lê Hiển Tông
Câu 4: Gấu trắng không thể ăn thịt chim cánh cụt vì:
A. Chim cánh cụt bơi giỏi.
B. Chim cánh cụt có lớp mỡ dày.
C. Chim cánh cụt có bộ lông không thấm nước.
D. Gấu trắng ở Bắc Cực còn chim cánh cụt ở Nam Cực.
Câu 5: Phần lớn rừng nhiệt đới A-ma-dôn nằm ở quốc gia nào?
A. Braxin.
B. Bô-li-vi-a.
C. Cô-lôm-bô.
D. Pê - ru.
Câu 6: Tài nguyên khoáng sản chủ yếu ở châu Nam Cực là:
A. vàng, bạc, sắt.
B. vàng, kim cương, sắt.
C. sắt, than đá, dầu khí.
D. sắt, man-gan, dầu khí.
II. Phần tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII?
Câu 2: (2 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Viết một đoạn văn ngắn kể về một người anh hùng dân tộc mà em có ấn tượng nhất trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 3: (1,5 điểm) Trình bày đặc điểm cơ bản và vai trò của rừng A-ma-dôn?
Câu 4: (2 điểm) Giải thích vì sao lớp băng của Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn? Em hãy cho biết ảnh hưởng của sự tan băng đối với đời sống con người trên Trái Đất?
Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 CTST
Câu | Nội dung | Điểm | ||||||||||||
I. Trắc nghiệm. |
| |||||||||||||
1 -> 6 |
| 3,0 | ||||||||||||
II. Tự luận | ||||||||||||||
1 | * Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên - Tinh thần yêu nước và đoàn kết toàn dân, trên dưới một lòng cùng tham gia chống giặc được thể hiện qua kế sách “vườn không nhà trống”, hội nghị Diên Hồng, Hội nghị Bình Than để bàn kế đánh giặc...Chính sách “trọng dân”, “khoan thử sức dân” đã gắn kết các tầng lớp nhân dân cùng đồng lòng chống giặc giữ nước. - Nhà Trần đã đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo, biết phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông "lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh", "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu". - Tài năng thao lược của các vua Trần cùng các danh tướng như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư đặc biệt là Trần Quốc Tuấn, người tổng chỉ huy kháng chiến chống Mông – Nguyên lần 2 và 3 , người viết Binh thư yếu lược dạy binh lính, viết Hịch tướng sĩ động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ và người làm nên chiến thắng ở sông Bạch Đằng, kết thúc tham vọng xâm lược của đế chế Mông – Nguyên. | 0,5 0,5 0,5 | ||||||||||||
2 | * Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Khởi nghĩa đã lật đổ được ách thống trị tàn bạo của nhà Minh, mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt. - Giải phóng dân tộc, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh trên đất nước ta - Mở ra một thời kỳ phát triển mới của quốc gia Đại Việt – thời Lê Sơ. * Viết đoạn văn ngắn về một anh hùng dân tộc - Học sinh có thể lựa chọn một trong những anh hùng dân tộc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai ... - Tùy học sinh lựa chọn nhân vật và cần nêu được các ý sau: + Tiểu sử nhân vật đó. + Đóng góp của nhân vật đó cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và cho đất nước. + Em học tập và noi gương nhân vật đó ở điểm nào. | 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 | ||||||||||||
3 | - Đặc điểm cơ bản của rừng A-ma-dôn: + Diện tích: hơn 5,5 triệu km², là rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới. + Khí hậu nóng ẩm quanh năm. Sinh vật rất phong phú. + Rừng phát triển nhiều tầng: tầng vượt tán, tầng tán, tầng dưới tán và tầng thảm phủ. + Động vật gồm nhiều loài sống trên cây, trên mặt đất, dưới nước, các loài chim và rất nhiều côn trùng. - Vai trò của rừng A-ma-dôn: + Là “lá phổi xanh” của Trái Đất, nguồn dự trữ sinh học quý giá của toàn cầu. + Là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,… | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 | ||||||||||||
4 | - Lớp băng ở châu Nam cực ngày càng tan chảy nhiều hơn là do: sự gia tăng lượng khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng dần lên, băng ở Nam cực tan chảy. - Băng tan làm cho mực nước các đại dương dâng lên, đe doạ cuộc sống của con người ở các đảo và những vùng đất thấp ven biển… | 1 1 |