Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2 FeCl3 MgCl2 ta dùng

Cách nhận biết muối trong hóa học

Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2 FeCl3 MgCl2 ta dùng được VnDoc biên soạn hướng dẫn giải chi tiết nội dung câu hỏi. Cũng như đưa ra cách nhận biết muối trong hóa học, từ đó bạn đọc có thể nắm được phương pháp cách nhận biết các dung dịch cũng như vận dụng tốt vào giải bài tập liên quan.  Mời các bạn tham khảo.

Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng

A. Quỳ tím

B. Dung dịch Ba(NO3)2

C. Dung dịch AgNO3

D. Dung dịch NaOH

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Có thể nhận biết một số cation trên dựa vào màu sắc đặc trưng của chúng

Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch muối CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng dung dịch NaOH vì tạo các kết tủa có màu khác nhau:

Dung dịch CuCl2 tạo kết tủa xanh: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓xanh + 2NaCl

Dung dịch FeCl3 tạo kết tủa đỏ nâu: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓đỏ nâu + 3NaCl

Dung dịch MgCl2 tạo kết tủa trắng: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓trắng + 3NaCl

Chọn đáp án D

Một số dấu hiệu nhận biết muối

Có thể nhận biết một số cation và anion dựa vào màu sắc đặc trưng của chúng

Cu2+: màu xanh lam

Mn2+: vàng nhạt

Zn2+: trắng

Al3+: trắng keo

Cu2+ có màu đỏ gạch

Fe3+ màu đỏ nâu

Fe2+ màu trắng xanh

Ni2+ lục nhạt

Cr3+ màu lục

Cl-: màu trắng

PO43-: màu vàng

MnO4- màu tím

CrO42- màu vàng

Ngọn lửa một số muối của kim loại kiềm, kiềm thổ có màu đặc trưng

Muối Ca2+ khi cháy có ngọn lửa màu cam

Muối Ba2+ khi cháy có màu lục vàng

Muối của Li+ khi cháy có ngọn lửa màu đỏ tía

Muối Na+ khi cháy có ngọn lửa màu vàng

Muối K+ khi cháy có ngọn lửa màu tím

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, ta dùng dung dịch.

A. HNO3.

B. NaOH.

C. KNO3.

D. Ba(NO3)2.

Xem đáp án
Đáp án D

Dùng dd Ba(NO3)2 vì cho vào dung dịch Na2SO4 có kết tủa trắng, còn cho vào dung dịch NaCl thì không có hiện tượng gì.

Na2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 ↓ trắng+ 2NaNO3

Câu 2. Để phân biệt 3 dung dịch NaOH, Na2SO4, NaNO3, ta sử dụng thuốc thử nào sau đây:

A. quỳ tím, dung dịch BaCl2

B. nước cất, dung dịch BaCl2

C. quỳ tím, dung dịch FeCl2

D. dung dịch HCl

Xem đáp án
Đáp án A

Dùng quỳ tím

+) Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa xanh chính là NaOH

+) Không đổi màu: NaNO3 và Na2SO4

Nhỏ dung dịch BaCl2 vào 2 dung dịch còn lại

Mẫu thử xuất hiện kết tủa: Na2SO4

Phương trình hóa học

BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4

+) Không hiện tượng: NaNO3

Câu 3. Có 3 lọ mất nhãn đựng các hóa chất sau : HCl, H2SO4, NaOH. Hãy chọn thuốc thử nào sau đây để nhận biết dung dịch trong mỗi lọ ?

A. Dùng quì tím

B. Dùng dung dịch Ba(NO3)2

C. Dùng quì tím và dung dịch Ba(NO3)2

D. Dùng quì tím và dung dịch phenolphtalein

Xem đáp án
Đáp án C

Cho quỳ tím lần lượt vào các dung dịch trên:

Quỳ tím chuyển sang màu xanh: NaOH

Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HCl, H2SO4

Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào 2 lọ ở dãy (II)

+ Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4, còn lại không có hiện tượng là HCl.

Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓+ HCl

..................................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2 FeCl3 MgCl2 ta dùng, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm