Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề ôn tập ở nhà môn Ngữ văn lớp 7 - Nghỉ dịch Covid-19

VnDoc giới thiệu Bài tập tự ôn ở nhà môn Ngữ văn lớp 7 trong thời gian nghỉ dịch Covid19 (từ 23/3 - 28/3). Tài liệu giúp các em ôn lại các kiến thức được học về câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ.... được học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 2.

Bộ đề tự ôn tại nhà lớp 7 được giới thiệu trên VnDoc với đầy đủ các môn là tài liệu giúp các em học sinh ôn tập trong thời gian nghỉ dịch corona. Bộ tài liệu được cập nhật theo từng tuần, hy vọng tài liệu sẽ giúp các em học sinh ôn luyện để củng cố kiến thức và không bị xao nhãng việc học trong thời gian nghỉ học lâu dài.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 tại đây: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề ôn tập Ngữ văn 7 - Số 1

Bài 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu :

Tôi là viên đá mọn không tên

Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên

Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng.

Tôi yêu bản hùng ca không tắt

Mà lời ca sang sảng những tên người

Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi

Thân trai trẻ vì nhân dân làm giá súng.

Phan Đình Giót như một hòn núi lớn

Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai

La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay

Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới.

Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi

Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du

Chị Sáu ơi! Bông hoa chị cài đầu

Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo.

( Vinh quang thay thế hệ Hồ Chí Minh, Vương Trùng Dương)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính?

Bài 2. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông

Tình Bắc Nam chung chảy một dòng

Không ghềnh thác nào ngăn cản được

Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước

Tôi sẽ về sông nước của quê hương

Tôi sẽ về sông nước của tình thương.”

(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)

a. Đoạn thơ trên có nội dung gì? (1 điểm)

.........................................................................................................................................................................................................................................................................

b. Nêu tên và chỉ ra một biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. (1 điểm)

.........................................................................................................................................................................................................................................................................

c. Hình ảnh nào của quê hương là hình ảnh in đậm trong tâm trí em? Vì sao? (1 điểm) .........................................................................................................................................................................................................................................................................

Đề ôn tập Ngữ văn 7 trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 số 2

Câu 1. Văn bản "Mùa xuân của tôi" được viết trong hoàn cảnh nào? *

A. Tác giả trực tiếp chứng kiến và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân

B. Tác giả miêu tả và bộc lộ cảm xúc về mùa xuân từ những điều được nghe kể

C. Đất nước chia cắt, tác giả ở miền Nam nhớ và hoài vọng về mùa xuân ở miền Bắc

D. Tác giả đang sống trong mùa xuân thống nhất

Câu 2. Câu văn “Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân” đã sử dụng phép tu từ gì? *

A. Điệp ngữ

B. So sánh

C. Dùng từ đồng nghĩa

D. Dùng lối chơi chữ

Câu 3. Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào? *

A. Các ý kiến nêu ra trong cuộc họp

B. Các bài xã luận, bình luận

C. Bài phát biểu ý kiến trên báo chí

D. Cả 3 ý trên

Câu 4. Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận? *

A. Loài cây em yêu

B. Chứng minh tính đúng đắn của câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

c. Ý kiến của em về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"

D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người. Ý kiến của em về vấn đề này

Câu 5. Đoạn văn: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" được trích trong tác phẩm nào? *

A. Sài Gòn tôi yêu

B. Mùa xuân của tôi

C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt

D. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Câu 6. Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (Hồ Chí Minh) thuộc loại văn bản nào?

A.Tự sự

B. Nghị luận

C. Thuyết minh

D. Biểu cảm

Câu 7. Theo tác giả Đặng Thai Mai, vì sao tiếng Việt của chúng ta hay? *

A. Tiếng Việt tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.

B. Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người.

C. Tiếng Việt thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa, xã hội.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 8: Trong các từ sau đây, từ nào là từ ghép đẳng lập? *

A. Quần áo

B. Xe đạp

C. Nhà ăn

D. Bóng đá

Câu 9. Trong đoạn văn sau có mấy câu đặc biệt: "Mới chín giờ tối mà tưởng đã khuya rồi. Gió. Những bụi cây trong vườn như đang rì rầm điều gì bí mật."? *

A. Một câu

B. Hai câu

C. Ba câu

C. Không có câu nào

Câu 10. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về phương pháp học trực tuyến? *

Đề ôn tập Ngữ văn 7 - Số 3

Câu 1: Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần rút gọn và nêu tác dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn?

a. Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm! Chẳng có gì đáng kể đâu!

b. Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…

c. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp đi xa còn đứng trước mặt…. nhớ một trưa hè gà gáy khan…. nhớ một thành xưa son uể oải.

Câu 2: Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và nêu tác dụng?

a. Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

b. …Lúc xuống thuyền, Tâm run rẩy quá, nó chòng chành thế nào ấy. Thủy cười:

- Không sợ. Cứ bước bạo vào.

Tâm ngồi sụp xuống khoang thuyền:

- Câu biết bơi chứ?

- Biết

- Bơi qua sông.

- Qua chứ! Sông Hồng ấy mà, tớ bơi qua luôn.

Câu 3: Ở lớp em có khẩu hiệu “Thi đua dạy tốt, học tốt”. Khẩu hiệu đó thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

Câu 4: Tại sao trong thơ ca, tục ngữ, ca dao lại hay sử dụng câu rút gọn?

Câu 5: Viết đoạn văn ngắn 8-10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”. Trong đó có sử dụng 1 câu đặc biệt, 1 câu rút gọn, 1 trạng ngữ (gạch chân chỉ rõ)

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề ôn tập ở nhà môn Ngữ văn lớp 7. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
37
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 Sách mới

    Xem thêm