Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề ôn tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 (Từ tuần 1 đến tuần 9)

Đề ôn tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 (Từ tuần 1 đến tuần 9) bao gồm chi tiết các bài tập chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn giúp các em học sinh ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học môn Tiếng Việt lớp 4 từ tuần 1 đến tuần 9. Tải về để lấy trọn bộ nhé!

Đề ôn tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 1

A. Đọc

Gió lạnh đầu mùa

Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc. Mẹ Sơn bảo chị Lan: “Con vào buồng lấy thúng áo ra mẹ mặc cho em, đi”.

Sau khi mặc xong áo, Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán. Con bé co ro, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan đến hỏi: “Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?”.

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, Sơn lại gần chị thì thầm: “Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ”.

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.

Theo Thạch Lam

B. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào?

a. Trước mùa đông

b. Đầu mùa đông

c. Giữa mùa đông

d. Cuối mùa đông

2. Gia cảnh nhà Sơn như thế nào so với bọn trẻ xóm chợ?

a. Nhà Sơn nghèo hơn nhà bọn trẻ xóm chợ.

b. Nhà sơn nghèo giống như nhà bọn trẻ xóm chợ.

c. Nhà Sơn khá giả hơn nhà bọn trẻ xóm chợ.

d. Nhà Sơn khá giả giống như nhà bọn trẻ xóm chợ.

3. Khi gió lạnh tràn về, bọn trẻ xóm chợ trông như thế nào?

a. Bọn trẻ mặc ấm áp, thích thú chơi đùa trong bầu không khí mới.

b. Bọn trẻ vui vẻ mặc những bộ quần áo cũ nhưng lành lặn.

c. Bọn trẻ mặc áo rách vá nhiều chỗ, môi tím lại, răng đập vào nhau.

d. Bọn trẻ mặc áo cũ rách nhưng không hề thấy rét.

4. Qua hành động cho Hiên cái áo bông cũ em hiểu gì về hai chị em Sơn?

…………………………………………………………………………………………

5. Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ sau:

Máu chảy ruột mềm

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

máu

chảy

ruột

mềm

Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trong câu 6, câu 7

6. Trong câu thơ:

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

cặp tiếng bắt vần với nhau là: quyên – tường

hè - lòe

7. Cặp tiếng bắt vần với nhau vừa tìm được ở câu 6 là:

Cặp có vần giống nhau hoàn toàn

Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn

8. Em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?

………………………………………………………………………………

9. Giải câu đố sau:

Để nguyên: thân với bầu trời

Bỏ đầu: thân với miệng môi con người

Thêm sắc : màu của mây trời

Nhởn nhơ trong nắng thu tươi sắc vàng

Là chữ gì?

C. Chính tả

Đền Hùng

Lăng của các Vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như một bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược.

Theo Đoàn Minh Tuấn

D. Tập làm văn

1. Cuối tuần em được mẹ cho đi siêu thị. Ở siêu thị, em nhìn thấy một em bé đang hốt hoảng vì bị lạc mẹ. Em sẽ xử lý lình huống đó như thế nào? Hãy kể lại thành một câu chuyện.

2. Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? Em có lời khuyên gì cho các bạn của em?

Đề ôn tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 2

A. Đọc

Sao không về Vàng ơi?

Tao đi học về nhà

Là mày chạy xồ ra

Đầu tiên mày rối rít

Cái đuôi mừng ngoáy tít

Rồi mày lắc cái đầu

Khịt khịt mũi, rung râu

Rồi mày rún chân sau

Chân trước chồm, mày bắt

Bắt tay tao rất chặt

Thế là mày tất bật

Đưa vội tao vào nhà

Dù tao đi đâu xa

Cũng nhớ mày lắm đấy…

Hôm nay tao bỗng thấy

Cái cổng rộng thế này

Vì không thấy bóng mày

Nằm chờ tao trước cửa

Không nghe tiếng mày sủa

Như những buổi trưa nào

Không thấy mày đón tao

Cái đuôi vàng ngoáy tít

Cái mũi đen khịt khịt

Mày không bắt tay tao

Tay tao buồn làm sao…

Trần Đăng Khoa

B. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Chú chó trong bài thơ tên là gì?

a. Vàng

b. Mày

c. Tít

d. Không có tên

2. Chú chó trong bài thơ có những hành động gì khi bạn nhỏ đi học về?

a. Chạy xồ ra, rối rít, đuôi ngoáy tít.

b. Chạy xồ ra, rối rít, đuôi ngoáy tít, lắc cái đầu.

c. Chạy xồ ra, rối rít, đuôi ngoáy tít, lắc cái đầu, khịt mũi, rung râu.

d. Chạy xồ ra, rối rít, đuôi ngoáy tít, lắc cái đầu, khịt mũi, rung râu, nhún chân sau, chân trước chồm lên bắt.

3. Vì sao hôm nay bạn nhỏ thấy “cái cổng rộng thế này!”?

a. Vì cái cổng đã được dọn sạch sẽ.

b. Vì cái cổng đã được sửa chữa lại.

c. Vì không có chú chó đứng đợi bạn nhỏ như mọi khi.

d. Vì chú chó ngủ trong nhà.

4. Qua bài thơ em thấy tình cảm của bạn nhỏ với chú chó như thế nào?

........................................................................................................................

5. Dòng nào dưới đây gồm các từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu?

a. Nhân ái, vị tha, thân ái, thương xót, ác nghiệt.

b. Nhân ái, độ lượng, bao dung, từ bi, tha thứ.

c. Đau xót, yêu quý, thương người, oán trách.

d. Thân ái, cay độc, bao dung, độ lượng.

6. Dòng nào dưới đây gồm những từ ngữ thể hiện tinh thần đoàn kết?

a. Giúp đỡ, cứu giúp, cứu trợ, ức hiếp, nâng niu.

b. Ủng hộ, bênh vực, bảo vệ, áp bức, cưu mang.

c. Bảo vệ, che chở, bắt nạt, che chắn, nâng đỡ.

d. Cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ, bảo vệ, cưu mang.

7. Nối các từ ở cột A vào nhóm thích hợp ở cột B.

A

B

Nhân dân

Tiếng nhân

có nghĩa là người

Nhân ái

Công nhân

Nhân loại

Nhân đức

Tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người

Nhân từ

Nhân hậu

Nhân tài

8. Đặt câu với một từ ở câu 7.

...........................................................................................................................

C. Chính tả

Cánh rừng mùa đông

Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây

khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp trong hang.Hồi cuối thu, bác ta béo nục nịch, lông mượt, da căng trông như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp.

Theo Trần Hoài Dương

D. Tập làm văn

Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em yêu thích trong đó có kết hợp miêu tả ngoại hình của nhân vật.

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề ôn tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 (Từ tuần 1 đến tuần 9), giúp các em học sinh ôn tập tại nhà. Các thầy cô giáo tải về hướng dẫn học sinh ôn tập.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 Kết nối, Chân trời, Cánh Diều

    Xem thêm