Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Hòa Nghĩa năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh học 9
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Hòa Nghĩa năm học 2017 - 2018 do VnDoc sưu tầm và đăng tải, tài liệu không chỉ hỗ trợ quá trình ôn luyện kiến thức Sinh học 9 kì 1 đã học mà còn giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề kiểm tra 1 tiết Sinh 9 khác nhau.
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Cát Hanh năm học 2017 - 2018
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Đoàn Thị Điểm năm học 2017 - 2018
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Nguyễn Hiền năm học 2017 - 2018
Câu 1. Mục đích của phép lai phân tích là gì?
a. Kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp
b. Chọn giống tốt
c. Kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng lặn
d. Xác định đặc điểm di truyền của bố mẹ
Câu 2. Chức năng của NST là gì?
a. NST mang gen (bản chất là ADN), nhờ sự tự sao của ADN dẫn đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể
b. NST do ADN và Protein cấu tạo nên
c. Là thành phần cấu tạo chủ yếu để hình thành nhân tế bào
d. Đặc trưng cho loài
Câu 3: Di truyền liên kết là hiện tượng .....
a. các gen nằm trên các NST khác nhau phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
b. một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
c. kiểu hình của con lai biểu hiện tính trạng trung gian của bố và mẹ.
d.tất cả các ý trên.
Câu 4. Nguyên tắc tự nhân đôi của ADN là ..
a. nguyên tắc bổ sung
b. nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn)
c. nguyên tắc khuôn mẫu
d. Tất cả các ý trên
Câu 5. Căn cứ vào đâu Menđen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau?
a.Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn
b. F2 có 4 loại kiểu hình khác nhau
c. F2 có biến dị tổ hợp
d. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình bằng tích tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng
Câu 6. Sự kiện chỉ có ở giảm phân?
a. Trong giảm phân, có sự tiếp hợp giữa các NST kép tương đồng
b. Các NST kép di truyền cùng nhau
c. NST tự nhân đôi 2 lần trong giảm phân
d. Các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào
Câu 7. Ở các loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ chế nào giúp duy trì bộ NST ổn định qua các thế hệ?
a. Nguyên phân
b. Giảm phân
c. Thụ tinh
d. Sự kết hợp của 3 quá trình Nguyên phân- giảm phân và thụ tinh
Câu 8. Trong quá trình thụ tinh, sự kiện nào là quan trọng nhất?
a. Sự kết hợp giữa nhân của giao tử đực và giao tử cái
b. Sự kết hợp giữa TB sinh dục đực với TB sinh dục cái
c. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái
d. Cả a và b
Câu 9. Tính số tế bào con tạo thành khi 1tế bào của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp 2 lần
a. 8 b. 16 c. 4 d 32.
Câu 10. Tại sao ở những loài giao phối, tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1 : 1?
a. Vì số giao tử đực mang NST X tương đương với số giao tử đực mang NST Y.
b.Vì số con cái và con đực trong loài bằng nhau.
c. Vì số giao tử đực bằng số giao tử cái
d. Vì con cái chỉ cho một loại trứng mang Nhiễm sắc thể X
Câu 11. Một đoạn mạch của gen có trình tự Nu như sau:
- A – T – G – X - T – T - G - X – A -
Xác định trình tự các Nu trong mạch bổ sung với nó?
a. – T – A – G - G - G - T - T - X - G -
b. – T – A – X - G - A - A - X - G - T -
c. – U – A – X - G - A - A - X - G - T -
d. – X – A – G - G - X - T - A - X - G –
Câu 12. Cho biết tên loài có bộ nhiễm sắc thể như sau: AABBDDXX?
a. Người b. Ruồi giấm c. Tinh tinh d. Gà
Phần II: Tự luận (7đ)
Câu 13 (1đ): Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập?
Câu 14 (2đ): Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau:
Gen (1 đoạn ADN )→ mARN → Protein →Tính trạng.
Câu 15 (2,5đ): Củ cải có 3 dạng: Tròn (RR), dài (rr), bầu dục (Rr)
Đem giao phấn 2 cây củ cải bầu dục với nhau, tỉ lệ phân tính ở đời con sẽ như thế nào?
Câu 16 (1,5đ): Điền vào chỗ trống trong sơ đồ sau :
Hợp tử (1) ..→. Cơ thể trưởng thành
(2n) (2n)
(3)……… Giao tử (2)…….
(n)