Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 22 năm 2018 - 2019
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2018 - 2019 theo Thông tư 22 có đáp án và bảng ma trận chi tiết kèm theo là tài liệu tham khảo cho các thầy cô cùng các bậc phụ huynh cho các em học sinh ôn tập và ra đề thi giữa học kì 1 lớp 4 hiệu quả. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo.
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2018 - 2019 - Đề 2
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2018 - 2019
Đề bài: Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4
A. Phần đọc
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (Thời gian: 1 phút)
Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.
1. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
(Đoạn từ “Tôi cất tiếng … giã gạo.”, sách TV4, tập 1 - trang 15)
2. Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca
(Đoạn từ “An-đrây-ca lên chín …mang về nhà .”, sách TV4, tập 1 - trang 55)
3. Trung thu độc lập
(Đêm nay, … tới ngày mai.”, sách TV4, tập 1 - trang 66)
4. Nếu chúng mình có phép lạ
(4 khổ thơ đầu, sách TV4, tập 1 - trang 76)
Tiêu chuẩn cho điểm đọc | Điểm |
1. Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng | …… /1 đ |
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc) | ……/ 1 đ |
3. Đọc diễm cảm | …… / 1 đ |
4. Cường độ, tốc độ đọc | …… / 1 đ |
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu | …… / 1 đ |
Cộng | …… / 5 đ |
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
1/ - Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm.
2/ - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0,5 điểm.
- Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở đi: trừ 1 điểm.
3/ - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,5 điểm.
- Giọng đọc không thể hiện tính diễn cảm: trừ 1 điểm.
4/ - Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 đến 2 phút: trừ 0,5 điểm.
- Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm
5/ - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm
- Trả lời sai hoặc không trả lời được: trừ 1 điểm.
LỜI CẢM ƠN
Thằng bé mồ côi cha mẹ có đôi mắt màu nhạt, hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối bù nhìn tôi.
- Ông ơi, cháu đói quá!
Tôi dẫn nó vào một tiệm giải khát.
- Cháu hãy chọn một món gì đó để ăn đi. - Tôi nói .
Thằng bé chạy đến quầy hàng và chọn một cái bánh mì. Thường ngày bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu. Nhưng thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên.
Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát hiện ra nó đứng ở ngoài cửa, tay cầm bánh mì, mắt dí vào cửa kính, quan sát.
"Nó làm cái quái gì thế?!" - Tôi nghĩ.
Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy đến. Nó ngước nhìn tôi, mỉm cười và nói: "Cảm ơn ông! " Rồi, như sợ tôi nghe không rõ, nó nói to hơn: "Cảm ơn ông nhiều lắm ạ! " Trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy đi mất.
Tôi xúc động và nhớ hoài lời cảm ơn của một cậu bé đường phố vì một mẩu bánh mì.
Sưu tầm
II. ĐỌC THẦM (Thời gian: 25 phút)
Em đọc thầm bài “Lời cảm ơn” rồi làm các bài tập sau:
(Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất câu 1 và câu 3)
1. Cậu bé trong bài là:
a. trẻ em khuyết tật.
b. khách du lịch.
c. trẻ em Tiểu học .
d. trẻ em đường phố.
2. Ghi lại câu văn tả ngoại hình cậu bé.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
3. Sau khi nhận được bánh mì, cậu bé đã:
a. bỏ đi luôn, không nói gì như những đứa trẻ đường phố khác.
b. đứng ngoài cửa hàng chờ gặp khách để nói lời cảm ơn.
(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)
4. Nhận xét về nhân vật “Người ông” trong bài:
a. Người ông trong bài cho em bé thức ăn khi em đói.
b. Người ông không muốn cậu bé đến gần mình vì cậu bẩn thỉu.
c. Người ông ngạc nhiên và xúc động vì cậu bé biết nói lời cảm ơn.
d. Người ông trong bài không quan tâm đến trẻ em đường phố.
5. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện này.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
6. Tìm và ghi lại 2 từ láy có trong bài đọc thầm.
………………………………………………………………………..……………
……………………………………………………………………..……………..
………………………………………………………………………..……………
7. Trong câu: Nó ngước nhìn tôi, mỉm cười và nói: "Cảm ơn ông!" có:
a. 1 từ phức , đó là........................................................................
b. 2 từ phức, đó là.........................................................................
c. 3 từ phức, đó là.........................................................................
d. 4 từ phức, đó là.........................................................................
8. Từ cùng nghĩa với từ trung thực là từ……………………………..
Đặt câu với từ tìm được:
……………………………………………………………………..……………..
………………………………………………………………………..……………
……………………………………………………………………..……………..
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
B. Phần viết
I. CHÍNH TẢ (Nghe đọc) Thời gian: 15 phút
Bài “Đôi giày ba ta màu xanh” (Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 81)
Viết đầu bài và đoạn “Sau này làm công tác … buổi đầu cậu đến lớp.”
II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút
Đề bài: Chọn 1 trong các đề sau:
a. Em hãy viết thư cho người thân hoặc bạn của em đang ở xa để thăm hỏi và kể về ước mơ của em cho người thân biết.
b. Em hãy viết thư cho người thân hoặc bạn của em đang ở xa để thăm hỏi và kể một việc tốt mà em đã làm.
Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
I. ĐỌC THẦM (5 điểm) Mỗi câu đúng được: 0,5 điểm
1. d
2. Thằng bé mồ côi cha mẹ có đôi mắt màu nhạt, hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối bù nhìn tôi.
3. Ý b. đứng ngoài cửa hàng chờ gặp khách để nói lời cảm ơn.
4. a. Đ
b. S
c. Đ
d. S
5. Học sinh diễn đạt theo sự hiểu của mình, chấp nhận ý đúng của trẻ.
Tham khảo: - Chúng ta cần yêu thương, giúp đỡ trẻ em đường phố thực phẩm khi trẻ em đói.
Hoặc: - Tất cả mọi người dù lớn hay nhỏ cũng cần biết nói lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ.
Hoặc: - Lời nói cảm ơn chân thành luôn làm người khác xúc động. Đó là nếp sống văn Minh.
6. Các từ láy là: nhem nhuốc, rách rưới
7. 2 từ phức, đó là: cảm ơn, mỉm cười.
8. Từ cùng nghĩa với từ trung thực là từ thật thà, ngay thẳng, chân thật, chính trực….
Tham khảo: Bạn Lan là học sinh thật thà.
II. CHÍNH TẢ (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm.
III. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
1. YÊU CẦU:
a. Thể loại: Viết thư
b. Nội dung:
- Học sinh viết được bức thư theo đúng yêu cầu của đề bài.
- Bức thư gồm đủ 3 phần:
+ Phần đầu thư:
· Địa điểm, thời gian viết thư.
· Lời thưa gửi.
+ Phần chính:
· Giới thiệu bản thân rồi nêu mục đích, lí do viết thư.
· Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
· Kể về việc học tập hoặc kể về ước mơ hoặc kể về một việc tốt mà em đã làm.
+ Phần cuối thư:
· Lời chúc, lời hứa hẹn.
· Tên hoặc họ tên.
c. Hình thức:
- Bố cục rõ ràng, cân đối.
- Dùng từ chính xác, giản dị, trong sáng, xưng hô đúng vai.
- Viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, biết dùng từ gợi tả, từ ngữ sinh động.
- Lời văn tự nhiên, diễn đạt thành câu lưu loát.
- Trình bày bài làm sạch sẽ, chữ viết rõ ràng..
2. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 4,5 - 5: Bài làm hay, lời văn sinh động, giàu cảm xúc, hành văn tự nhiên, câu văn mạch lạc, trôi chảy, lỗi chung không đáng kể.
- Điểm 3,5 - 4: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung.
- Điểm 2,5 - 3: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, viết văn dưới dạng liệt kê các ý, câu văn chưa gọn gàng, ý lủng củng, nội dung sơ sài hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung.
- Điểm 1,5 - 2: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, bố cục chưa đầy đủ, sắp xếp ý còn lộn xộn, diễn đạt lủng củng, vụng về, dùng từ không chính xác.
- Điểm 0,5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.
Lưu ý:
Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm bài văn viết thư.
Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.
Bảng ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng việt lớp 4
MẠCH KIẾN THỨC | NỘI DUNG KIẾN THỨC - KỸ NĂNG CẦN ĐÁNH GIÁ | SỐ CÂU HỎI | SỐ TT BÀI KIỂM TRA | HÌNH THỨC CÂU HỎI | TỔNG ĐIỂM | |||||||
TRẮC NGHIỆM | TỰ LUẬN | |||||||||||
Nhận biết | Hiểu | Vận dụng | Vận dụng phản hồi | Nhận biết | Hiểu | Vận dụng | Vận dụng phản hồi | |||||
ĐỌC HIỂU | - Biết việc hoàn cảnh của em bé. | 1 | 1 | 0,5 | 2,5 | |||||||
- Hiểu được ngoại hình của cậu bé. | 1 | 2 | 0.5 | |||||||||
-Biết được hành động văn minh của cậu bé là nói lời cảm ơn . | 1 | 3 | 0,5 | |||||||||
-Hiều hành động, suy nghĩ của người tương tác với cậu bé trong bài. | 1 | 4 | 1 | |||||||||
- Tự mình rút ra bài học ý nghĩa cho bản thân. | 1 | 5 | 0.5 | |||||||||
LUYỆN TỪ VÀ CÂU | - Xác định được từ láy trong đoạn văn. | 1 | 6 | 0.5 | 2,5 | |||||||
- Xác định từ phức trong câu văn. | 1 | 7 | 0.5 | |||||||||
- Mở rộng vốn từ: trung thực - Đật câu với từ tìm được | 1 | 8 | 1 | |||||||||
TỔNG ĐIỂM | 9 | 1 | 1 | 1 | 0.5 | 1 | 0.5 | 5 |