Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học B An Cư, An Giang năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học B An Cư, An Giang năm 2016 - 2017 được VnDoc sưu tầm và đăng tải không chỉ là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh lớp 4 mà quý giáo viên cùng phụ huynh cũng có thể sử dụng để làm đề ôn tập cho các em. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em tham khảo.

Đề kiểm tra giữa kỳ môn Toán lớp 4 năm học 2011 - 2012

Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Toán, Tiếng Việt trường tiểu học Tứ Yên, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 - 2017

TRƯỜNG TIỂU HỌC “B” AN CƯ

Lớp: 4

Họ và tên:……………………………………..............

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I

NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn Tiếng Việt - Lớp: 4

A. KIỂM TRA ĐỌC:

I. Đọc thành tiếng: (có đáp án sẵn trong đề)

Thưa chuyện với mẹ

Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm em ngỏ ý với mẹ:

- Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.

Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:

- Con vừa bảo gì?

- Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.

- Ai xui con thế?

Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:

- Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con ... Con muốn học một nghề để kiếm sống...

Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:

- Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.

Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:

- Mẹ ơi! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.

Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhãi mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi "phì phào", tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập "cúc cắc" và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông.

1. Cương xin mẹ đi học nghề gì?

a. Nghề thợ xây b. Nghề thợ mộc c. Nghề thợ rèn

2. Cương học nghề thợ rèn để làm gì?

a. Để giúp đỡ mẹ.
b. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả.
c. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả, muốn tự kiếm sống.

3. Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?

a. Để Cương đi học ngay.
b. Mẹ ngạc nhiên và phản đối.
c. Mẹ Cương phản đối gay gắt.

4. Nội dung chính của bài này là gì?

a. Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống.
b. Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
c. Cương thuyết phục được mẹ và trở thành thợ rèn.

5. Tiếng "thoảng" gồm những bộ phận cấu tạo nào?

a. Chỉ có vần, thanh và âm đầu b. Chỉ có vần c. Chỉ có thanh và âm đầu

6. Câu " Bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự buổi họp quan trọng." gồm có mấy từ đơn và từ phức?

a. 5 từ đơn 3 từ phức b. 6 từ đơn 4 từ phức c. 4 từ đơn 5 từ phức

7. Em tìm 3 danh từ riêng:
.....................................................................................................................................................

8. Đặt một câu với danh từ riêng em vừa tìm được:
.....................................................................................................................................................

B. Kiểm tra viết

1. Viết chính tả (nghe – viết): Trung thu độc lập

2. Tập làm văn

Đề bài: Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo cũ ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.

Hướng dẫn chấm đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 5 điểm

1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

- Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

Bài: Những hạt thóc giống

(TV 4 tập 1 trang 46)

Bài: Thư thăm bạn

(TV 4 tập 1 trang 25)

Bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

(TV 4 tập 1 trang 55)

Bài: Trung thu độc lập

(TV 4 tập 1 trang 66)

Bài: Điều ước của Vua Mi-đát

(TV 4 tập 1 trang 90)

2. Giáo viên đánh giá, cho điểm:

- Đọc rành mạch, trôi chảy, đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm

+ Đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 0,5 điểm

+ Đọc sai quá 7 tiếng: 0 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 – 4 chỗ: 0,5 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở lên: 0 điểm

- Giọng đọc có thể hiện diễn cảm: 1 điểm

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm

+ Đọc từ 1 đến 3 phút: 0,5 điểm

+ Đọc quá 3 phút: 0 điểm

- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm

+ Trả lời chưa đúng ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm

+ Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm.
.
II. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm

GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý cho là đúng nhất với câu hỏi nêu ra, mỗi ý đúng đạt theo biểu điểm sau:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Ý đúng

C (0,5đ)

C (0,5đ)

B (0,5đ)

B (0,5đ)

A (0,5đ)

B (0,5đ)

(1đ)

(1đ)

B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

I. Viết chính tả: 5 điểm

1. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả

Trung thu độc lập

Ngày mai, các em quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

Thép mới

2. Đánh giá, cho điểm

  • Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
  • Bốn lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; chữ thường - chữ hoa): trừ 1 điểm.
  • Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn ... trừ 0,5 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: 5 điểm

1. Đề bài: Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo cũ ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.

2. Hướng dẫn đánh giá, cho điểm

  • Học sinh viết được một lá thư hoàn chỉnh theo đề bài đã cho, có đủ 3 phần: đầu thư, phần chính thư, phần cuối thư.
  • Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
  • Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ.
  • Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, trong bài.
  • Bài viết sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.

(Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5).

Đánh giá bài viết
1 1.679
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 1 lớp 4

    Xem thêm