Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn năm 2022 Đề 8

Đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 11 - Đề 8 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 trong quá trình ôn thi giữa học kì 2 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 11.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 11.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 11

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.

Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới.

Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực.

(Trích Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh – NXB Chính trị Quốc gia)

Câu 1 (0,5 điểm): Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai?

Câu 2 (0,75 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép liên kết mà tác giả sử dụng.

Câu 3 (0,75 điểm): Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích?

Câu 4 (1,0 điểm): Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Bàn về sự sẻ chia trong cuộc sống.

Câu 2 (5đ): Phân tích đoạn thơ thứ 3 bài Vội vàng.

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5 điểm):

Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là thanh niên.

Câu 2 (1,0 điểm):

- Phép liên kết: Phép lặp – lặp cấu trúc "Điều gì... thì phải... dù là một điều nhỏ", lặp từ ngữ "phải...cần". Phép liên tưởng: trường từ vựng về đạo đức: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, trung thành, thật thà, chính trực.

- Tác dụng của phép liên kết: nhấn mạnh về những bài học đạo đức đúng đắn, cần thiết và gây tác động mạnh mẽ tới nhận thức, hành động của người làm cách mạng đặc biệt với thế hệ thanh niên.

Câu 3 (0,75 điểm):

Qua đoạn trích, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi gắm những lời dạy sâu sắc: Tránh điều xấu, thực hiện điều tốt, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, có tinh thần dân tộc và tinh thần quốc tế, yêu và trọng lao động, giữ gìn kỷ luật, bảo vệ của công, quan tâm đến đời sống của nhân dân, chú ý đến tình hình thế giới, có tinh thần gan dạ và sáng tạo, có chí khí hăng hái, trung thành, thật thà, chính trực.

Câu 4 (0,75 điểm):

Có thể lựa chọn một trong những nếp sống đạo đức như: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu và trọng lao động...

Học sinh trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao nếp sống đạo đức đó có ý nghĩa với em nhất?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Nghị luận xã hội về sự sẻ chia trong cuộc sống

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự sẻ chia trong cuộc sống.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự sẻ chia trong cuộc sống và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Phân tích đoạn 3 bài thơ Vội vàng

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu, bài thơ Vội vàng và dẫn dắt vào khổ thơ cuối.

2. Thân bài

Đến khổ thơ cuối, mạch thơ đột nhiên thay đổi đột ngột. Tiếc nuối, lo lắng và bắt đầu chạy đua cùng thời gian, vội vàng sống và tranh thủ sống.

Bức tranh thiên nhiên lại được sống dậy với những phẩm chất đẹp đẽ như ban đầu, ngồn ngộn sức sống, căng tràn sức xuân.

Sự sống mới bắt đầu, ngồn ngộn một sự sống, căng tràn sức xuân: Mây đưa và gió lượn quấn quýt giao hòa, cánh bướm say với tình yêu, non nước cỏ cây chuếnh choáng trong men say cuộc đời, không gian ngập tràn sánh sáng

Tác giả nhận ra không thể mãi tiếc nuối → Cảm nhận cảnh sắc ở thời tươi. Thế giới xuân tình rạo rực đến đắm say → đẹp và đầy sức quyến rũ.

Tình yêu cuộc sống và niềm khao khát giao cảm: Động thái của chủ thể trữ tình: Ở điệp khúc: Ta muốn... ôm, say, thâu riết → cử chỉ vồ vập, đắm say đối với một người tình cuộc sống → bộc lộ tình yêu cuộc sống đến cuồng si.

Chủ thể trữ tình đã cảm nhận cuộc sống bằng nhiều giác quan: xúc giác, thị giác, và cả những cảm nhận vô hình

Từ đại từ xưng tôi → ta (tôi: ngạo nghễ, ta: chung, nhỏ bé mang 1 thái độ tự nguyện hòa nhập và đồng điệu với cuộc đời rộng lớn, tự nguyện hòa nhập vào dòng chảy thời gian, tự nguyện giao cảm với cuộc sống)

Sự diệu kì đã xảy ra trong hồn thơ của Xuân Diệu, chính tình yêu cuộc sống đã làm sống lại phẩm chất tươi đẹp, đầy sinh khí như ban đầu, còn đọng lại vẫn là tình yêu mãnh liệt

Kết thúc là lúc tình cảm của tác giả mãnh liệt đến độ cao trào của bài thơ

Xuân Diệu vẫn còn băn khoăn lắm, vẫn còn lo sợ lắm, những đắm say vẫn là đắm say, khao khát vẫn là khát khao → Càng yêu càng sợ mất, càng sợ mất càng muốn yêu, càng muốn níu giữ.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.

---------------------------

VnDoc hân hạnh giới thiệu tới các em Đề thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 11 - Đề 8. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 11

    Xem thêm