Đề thi học kì 1 hóa 9 năm học 2020 - 2021 Đề 5
Đề kiểm tra học kì 1 hóa 9 Đề 5 có đáp án
Đề thi học kì 1 hóa 9 năm học 2020 - 2021 Đề 5 được VnDoc biên soạn là để kiểm tra học kì 1 hóa 9 được đội ngũ giáo viên ra đề, nội dung cấu trúc đề thi gồm 2 phần: Phần 1 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, phần 2 tự luận. Với đề thi học kì này hy vọng có thể giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức.
- Đề thi học kì 1 hóa 9 năm học 2020 - 2021 Đề 6
- Đề thi học kì 1 hóa 9 năm học 2020 - 2021 Đề 4
- Đề cương ôn tập hóa 9 học kì 1 năm học 2020 - 2021
Đề thi hóa 9 học kì 1 năm 2020
Môn học: Hóa học 9
Thời gian 45 phút không kể thời gian giao bài
Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại
Đề số 5
Biết: Ba = 137, Na = 23, K = 39, Fe = 56, C = 12, H =1, O= 16, S = 32, Cl =35,5, Mg =24, Al =27; Zn = 65, Cu = 64
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây
Câu 1. Dãy nào dưới đây gồm các dung dịch muối tác dụng được với kim loại Mg?
A. ZnCl2, Fe(NO3)2 và CuSO4
B. CaCl2, NaCl và Cu(NO3)2
C. CaCl2, NaNO3 và FeCl3
D. Ca(NO3)2, FeCl2 và CuSO4
Câu 2. Để phân biệt được các dung dịch HCl, H2SO4 và Ba(OH)2 chỉ cần dùng kim loại nào sau đây?
A. K | B. Na | C. Ba | D. Cu |
Câu 3. Dãy nào dưới đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ hoạt động hóa học
A. K, Ag, Fe, Zn
B. Ag, Fe, K, Zn
C. K, Zn, Fe, Ag
D. Ag, Fe, Zn, K
Câu 4. Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra?
A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan
B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.
C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan
D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần.
Câu 5. Cặp chất nào dưới đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch.
A. NaNO3 và HCl
B. NaNO3 và BaCl2
C. K2SO4 và BaCl2
D. BaCO3 và NaCl
Câu 6. Để phân biệt 3 kim loại Fe, Mg và Al cần dùng
A. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH
B. H2O và dung dịch HCl
C. Dung dịch NaOH và H2O
D. Dung dịch CuCl2 và H2O
Câu 7. Muối nào dưới đây không bị nhiệt phân hủy
A. KMnO4 | B. KClO3 | C. KNO3 | D. KCl |
Câu 8. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong bình khí clo dư
(2) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội
(3) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng, dư
(4) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng, dư
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng
Số thí nghiệm tạo ra muối Fe(II) là:
A. 3 | B. 4 | C. 2 | D. 1 |
Phần 2. Tự luận
Câu 1. (2 điểm) Hoàn thành sơ đồ phản ứng hóa học sau:
S → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2
Câu 2. (2 điểm) Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch HCl, H2SO4, BaCl2. Chỉ dùng quỳ tím và chính các chất này để xác định các dung dịch trên.
Câu 3. (3 điểm) Cho 2,56 gam Cu vào cốc đựng 40 ml dung dịch AgNO3 1 M. Sau phản khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y.
a) Xác định các chất trong dung dịch X và chất rắn Y.
b) Tính nồng độ mol chất tan trong X và giá trị của m. Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
............................Hết............................
Đáp án đề thi học kì 1 hóa 9 năm học 2020 - 2021 Đề 5
Phần 1. Trắc nghiệm
1A | 2C | 3D | 4D |
5C | 6A | 7D | 8C |
Phần 2. Tự luận
Câu 1
(1) S + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) SO2
(2) SO2 + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) SO3
(3) SO3 + H2O → H2SO4
(4) H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O
(5) SO2 + H2O→ H2SO3
(6) H2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2H2O
(7) H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O
Câu 2. Trích mẫu thử và đánh số thứ tự.
Bước 1: Nhúng quỳ tím vào 3 dung dịch trên.
Dung dịch không làm đổi màu quỳ là BaCl2
Dùng dịch làm quỳ chuyển sang đỏ là: HCl, H2SO4
Bước 2: Nhỏ dung dịch BaCl2 vừa nhận biết được ở trên vào 2 dung dịch axit
Dung dịch không xảy ra phản ứng là HCl
Dung dịch phản ứng tạo kết tủa trắng là H2SO4 loãng
BaCl2 +H2SO4 → BaSO4 ↓+ 2HCl
Câu 3.
nCu = 0,04 mol
nAgNO3 = 0,04 mol
a) Phương trình hóa học:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
0,02 ← 0,04 → 0,02 → 0,04
Sau phản ứng, Cu dư, AgNO3 phản ứng hết
Vậy dung dich X: 0,02 mol Cu(NO3)2
Chất rắn Y: 0,04 mol Ag và 0,02 mol Cu dư
b) Nồng độ mol Cu(NO3)2
\({C_M}_{_{Cu{{(N{O_3})}_2}}} = \frac{{{n_{Cu{{(N{O_3})}_2}}}}}{V} = \frac{{0,02}}{{0,04}} = 0,5M\)
Khối lượng rắn Y
m = mAg + mCu(dư) = 0,04.108 + 0,02.64 = 5,6 gam
.........................
Trên đây VnDoc đã giới thiệu Đề thi học kì 1 hóa 9 năm học 2020 - 2021 Đề 5 tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.