Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 trường THPT Văn Bàn - Lào Cai

Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 12

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 trường THPT Văn Bàn - Lào Cai. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh đạt kết quả cao hơn trong học tập. Mời các bạn tham khảo.

Ngữ văn lớp 12

Học tốt Ngữ văn 12

Soạn bài lớp 12

Giải bài tập Lịch Sử 12

Giải bài tập Địa Lí 12

Tài liệu học tập lớp 12

Đề thi học kì 1 lớp 12

Đề thi học kì 2 lớp 12

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ. Đó là lời Giáo sư Ngô Bảo Châu, khi kể về một câu chuyện lúc ông học cấp hai. Thầy giáo phát hiện áo mưa của mình xếp trên bàn đã bị cuộn thành quả bóng dưới chân bạn Huy. Khi thầy truy hỏi, chỉ có bạn Huy nhận lỗi. Ông thầy thốt lên: “Tôi rất buồn, vì nhiều người khác không dám nhận lỗi”. Khi đó, Ngô Bảo Châu rất xấu hổ vì làm sai mà không dám nhận. Về sau, ông và vợ mình đều rút ra bài học: muốn thành người tử tế, phải biết xấu hổ.

Tại sao con người cần biết xấu hổ khi làm điều sai, việc xấu, hay nói cách khác, khi phạm lỗi? Câu hỏi này rất quan trọng, vì cách xử sự của một người đối với sự xấu hổ sẽ biểu hiện nhân cách người đó…

Trong quá trình đấu tranh giữa thiện - ác, xấu - tốt trong một con người, sự xấu hổ khi làm điều sai quấy có vai trò đặc biệt. Con người không là thần thánh, nên ai cũng từng lầm lỗi, lớn nhỏ, nặng nhẹ. Sự xấu hổ là cái mà xã hội văn minh gọi là “lương tâm cắn rứt”. Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lỳ đi thì sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy sẽ dần dần biến mất.

Muốn con người trở nên tử tế, hãy dạy cho người đó biết xấu hổ khi làm điều xấu, điều ác. Nhờ biết xấu hổ, người ta sẽ ngần ngại khi phạm lỗi. Nhưng ngay đối với những người đang làm điều sai quấy, cho dù chưa thể chấm dứt ngay hành vi sai trái, sự xấu hổ, cái lương tâm cắn rứt ấy sẽ là lực cản để người ta không dấn sâu hơn vào tội lỗi, và giúp người ta trở lại làm người tử tế vào một lúc nào đó, khi có một cơ hội nào đó.

(Trích Tử tế à, tử tế ơi, hãy quay lại với người Việt! - Trương Trọng Nghĩa, Báo Người đô thị)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, sự xấu hổ có những vai trò gì đối với con người?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói sau: Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lỳ đi thì sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy sẽ dần dần biến mất.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội, hung bạo của hình tượng Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân).

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 12

    Xem thêm