Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 Đề 7

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 Đề 7 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi THPT Quốc Gia.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò… sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)

Câu 1 (0,5đ): Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết nào?

Câu 2 (0,75đ): Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ?

Câu 3 (0,75đ): Chỉ ra hiệu quả biểu đạt của chất liệu ca dao được sử dụng trong văn bản?

Câu 4 (1đ): Hai câu thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” gợi suy nghĩ gì về lời ru của mẹ đối với những đứa con?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường.

Câu 2 (5đ): Phân tích tình cảm của người ra đi trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết: “không có yếm đào”, “Nón mê thay nón quai thao đội đầu”, “Rối ren tay bí tay bầu” “váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”.

Câu 2 (0,75đ):

Trước sự vất vả, khổ cực của mẹ, tác giả thể hiện nỗi nhớ, lòng biết ơn sâu sắc và tình yêu thương to lớn dành cho người mẹ.

Câu 3 (0, 75đ):

Tác giả đã vận hình ảnh cánh cò vào đời mẹ như một niềm tri ân thành kính trong nỗi xót xa, thương cảm vô bờ. Nhờ đó hình ảnh người mẹ tảo tần, lam lũ hiện lên càng thấm thía và cảm động hơn.

Câu 4 (1đ):

Lời ru của mẹ sẽ theo con lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn con, cùng con đi đến hết cuộc đời. Những lời ru đó là kết tinh văn hóa dân gian mà bao thế hệ đi trước dày công gây dựng. Lời ru và tình mẹ là những giá trị tinh thần lớn lao không có thiên nhiên hay không gian nào sánh kịp. Dù con có đi bốn bể năm châu thì những giá trị đó vẫn sẽ theo con đi, là động lực trên con đường đời của con.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý nghị luận xã hội về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường.

2. Thân bài

a. Giải thích

Anh hùng: những người có công giúp đỡ người khác, giúp đỡ quê hương, đất nước, khiến cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Người anh hùng giữa đời thường: những con người trong cuộc sống đời thường cố gắng làm cho xã hội này tốt đẹp hơn, biết giúp đỡ người khác, có ý thức xây dựng một cuộc sống, một cộng đồng lành mạnh, tốt đẹp, vững bền.

b. Phân tích

Xã hội hiện nay có nhiều vấn đề nan giải, có nhiều tiêu cực xảy ra, mỗi con người chỉ cần có ý thức, sống có ích một chút xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.

Khi mỗi con người sống có ích và trở thành “người anh hùng giữa đời thường” sẽ lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra xã hội, được mọi người yêu quý, nể phục hơn.

Nếu con người ai ai cũng ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình mà không quan tâm đến lợi ích chung thì Trái Đất này sẽ sớm bị diệt vong.

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng về những người anh hùng giữa đời thường, sống có ích, không ngại khó ngại khổ giúp đỡ người khác,… làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong cuộc sống có những người ích kỉ, sống thờ ơ, vô cảm, bàng quang với mọi thứ xung quanh, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: người anh hùng giữa đời thường; rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý trình bày tình cảm của người ra đi trong tác phẩm Việt Bắc

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài

a. Nỗi niềm bâng khuâng, lưu luyến, bịn rịn trong khung cảnh chia tay

Đại từ "ai" - một đại từ phiếm chỉ vốn quen thuộc trong ca dao, dân ca được tác giả đưa vào sử dụng thật tài tình, nó gợi lên một cõi mơ hồ, mông lung, mờ ảo.

Từ láy "bâng khuâng", "bồn chồn" để thể hiện trực tiếp con sóng lòng, con sóng của nỗi niềm lưu luyến đang trào dâng của người ra đi.

Hình ảnh "cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" có lẽ đã thực sự để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng người đọc, gợi cái gì đó bùi ngùi, có cái ngập ngừng và cả xúc động.

b. Nỗi nhớ thiên nhiên và con người nơi mảnh đất Việt Bắc

Người ra đi nhớ về những khung cảnh thiên nhiên và những kỉ niệm, những ngày tháng đầy khó khăn, vất vả, thiếu thốn nơi Việt Bắc.

Nhớ những khung cảnh thiên nhiên bình dị mà ấm, áp, đó là hình ảnh trăng lên, là hình ảnh nắng chiều, hình ảnh bếp lửa và nhớ cả những địa danh ở nơi đây.

Nhớ tới bức tranh tứ bình, nhớ tới "những hoa cùng người"

Bức tranh mùa đông: trên cái nền xanh thăm thẳm ấy, sắc đỏ của hoa chuối rừng được điểm xuyết lên và hình ảnh con người xuất hiện với tư thế "dao gài thắt lưng" - con người đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất trời.

Bức tranh mùa xuân: ngập tràn sắc trắng của hoa mơ và hình ảnh con người xuất hiện thật tỉ mỉ, cẩn thận, khéo léo với công việc thầm lặng "chuốt từng sợi giang".

Bức tranh mùa hè: âm thanh của tiếng ve như gọi cả rừng phách chuyển sang sắc vàng để đón hè về và hình ảnh "cô gái hái măng" một mình hiện lên trên cái nền thiên nhiên ấy đã gợi ra vẻ đẹp của con người nơi đây, chịu thương, chịu khó và rất chăm chỉ.

Bức tranh mùa thu: vẻ đẹp của mùa thu với "ánh trăng hòa bình" và tiếng hát "ân tình thủy chung" với bao nỗi niềm, bao tình cảm yêu mến của con người nơi đây.

Nhớ về những năm tháng chiến đấu hào hùng, nhớ những ngày tháng cùng nhau đánh giặc: những cuộc hành quân suốt ngày đêm, là "đêm đêm rầm rập như là đất rung". Là nhớ những đoàn quân "điệp điệp trùng trùng" cùng những đoàn dân công "bước chân nát đá muôn tàn lửa bay".

Nhớ về Việt Bắc niềm tin và lời ngợi ca, tự hào về Trung ương Đảng, Bác Hồ.

3. Kết bài

Khái quát lại những nét cơ bản về tình cảm của người ra đi được thể hiện trong bài thơ và nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân.

---------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 Đề 7. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 12

    Xem thêm