Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017 là đề kiểm tra cuối kì I dành cho các bạn học sinh lớp 10, giúp các bạn củng cố và luyện tập kiến thức môn Địa hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng cho bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

SỞ GD-ĐT CÀ MAU

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn: Địa lí, Khối 10

Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

Câu 1. Tại sao giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo thành Frông thường xuyên và rõ nét?

A. Bởi chúng đều nóng và nói chung có cùng một chế độ gió.

B. Bởi chúng khác nhau về nhiệt độ và có cùng một chế độ gió.

C. Bởi chúng đều nóng và có hướng gió khác nhau.

D. Bởi chúng đều lạnh và có cùng một chế độ gió.

Câu 2. Tổng Lượng nhiệt bức xạ Mặt Trời đến Trái Đất được bề mặt Trái Đất hấp thụ bao nhiêu %?

A. 19 %. B. 30 %. C. 47 %. D. 4 %.

Câu 3: Phạm vi hoạt động của gió Mậu dịch là:

A. Áp cao Cực về áp thấp Xích đạo. B. Áp cao cận Chí tuyến về áp thấp Ôn đới.

C. Áp cao Cực về áp thấp Ôn đới. D. Áp cao cận Chí tuyến về áp thấp Xích đạo.

Câu 4. Hướng hoạt động của gió Tây ôn đới là:

A. Tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam.

B. Tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.

C. Đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.

D. Đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.

Câu 5. Phát biểu nào không đúng với lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ.

A. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

B. Mưa nhiều ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

C. Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới.

D. Mưa càng ít, khi càng về hai cực Bắc và Nam.

Câu 6. Sông có chiều dài dài nhất thế giới là sông nào?

A. Sông Nin. B. Sông Amazôn. C. Sông Iênitxây. D. Sông Mississippi.

Câu 7. Con sông nào có tổng diện tích lưu vực lớn nhất thế giới?

A. Sông Nin. B. Sông Amazôn. C. Sông Iênitxây. D. Sông Mississippi.

Câu 8. Câu nào dưới đây không đúng về sóng biển?

A. Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều nằm ngang.

B. Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

C. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng thần do động đất dưới đáy biển.

D. Nguyên nhân chủ yếu của sóng biển và sóng bạc đầu là do gió.

Câu 9. Có bao nhiêu nhân tố chủ yếu hình thành Đất?

A. 5 B. 6 C. 7 D. 8

Câu 10. Nhân tố nào đống vai trò chủ đạo trong sư hình thành đất?

A. Khí hậu. B. Thời gian. C. Địa hình. D. Sinh vật.

Câu 11. Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng:

A. 25 đến 30 km. B. 30 đến 35 km. C. 35 đến 40 km. D. 30 đến 40 km.

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây đúng với tỉ suất sinh thô.

A. Là sự chênh lệch giữa số trẻ em sinh ra trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

B. Là sự thể hiện bằng tổng giữa số trẻ em sinh ra trong năm và dân số trung bình năm đó.

C. Là sự tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

D. Là sự thể hiện bằng tích giữa số trẻ em sinh ra trong năm và dân số trung bình năm đó.

Câu 13. Khái niệm của tỉ suất tử thô là?

A. Là sự tương quan giữa số người chết đi trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

B. Là sự thể hiện bằng tổng giữa số người chết đi trong năm và dân số trung bình ở năm đó.

C. Là sự thể hiện bằng tích giữa số người chết đi trong năm và dân số trung bình ở năm đó.

D. Là sự chênh lệch giữa số người chết đi trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

Câu 14. Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ cấu dân số theo giới?

A. Biến động theo thời gian. B. Nước phát triển nữ nhiều hơn nam.

C. Khác nhau ở từng nước. D. Nước đang phát triển nữ nhiều hơn nam.

Câu 15. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA PHÁP, MÊ HI CÔ VÀ VIỆT NAM, NĂM 2000

Tên nước

Chia ra (%)

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

Pháp

5,1

27,8

67,1

Mê hi cô

28,0

24,0

48,0

Việt Nam

68,0

12,0

20,0

Vẽ biểu đồ nào để thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Pháp, Mêhicô và Việt Nam, Năm 2000.

A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ kết hợp.

Câu 16. Trong nhóm dân số không hoạt động kinh tế thì không có nhóm nào dưới đây:

A.Học sinh, sinh viên.

B. Những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động.

C. Những người nội trợ.

D. Những người có nhu cầu việc làm nhưng chưa có việc làm.

II. PHẦN TỰ LUẬN VÀ BÀI TẬP (6 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Trình bày những nguyên nhân làm thay đổi khí áp.

Câu 2: (2,0 điểm)

a. Phân biệt: gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.

b. Nêu ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 3: (2,0 điểm)

Bảng 11. SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC

Vĩ độ

Nhiệt độ trung bình năm (oC)

Biên độ nhiệt độ năm (oC)

0o

24,5

1,8

20o

25,0

7,4

30o

20,4

13,3

40o

14,0

17,7

50o

5,4

23,8

60o

- 0,6

29,0

………

………

Dựa vào kiến thức đã học và quan sát bảng 11, hãy nhận xét và giải thích:

  • Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ.
  • Sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

C

D

A

B

A

B

A

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

D

B

C

A

D

A

D

II. PHẦN TỰ LUẬN BÀI TẬP (6,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Nguyên nhân thay đổi khí áp:

  • Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đó khí áp giảm.
  • Khí áp thay đổi theo nhiệt độ:
    • Nhiệt độ tăng không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi khí áp giảm.
    • Nhiệt độ giảm không khí co lại, tỉ trọng tăng khí áp tăng.
  • Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Không khí chứa nhiều hơi nước, khí áp giảm

Câu 2: (2,0 điểm)

a. Phân biệt: (1,0 điểm)

  • Gia tăng dân số tự nhiên
    • KN: Là sự chênh lệch giữa sinh thô và tử thô.
    • Do 2 yếu tố quyết định: sinh đẻ và tử vong.
    • Ý nghĩa: Là động lực phát triển dân số.
  • Gia tăng dân số cơ học
    • KN: Là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.
    • Do 2 yếu tố quyết định: xuất cư và nhập cư.
    • Ý nghĩa: Có ý nghĩa quan trọng đối với từng quốc gia, từng khu vực.

b. Nêu hậu quả của gia tăng dân số nhanh (1,0 điểm)

  • Kinh tế: gây sức ép, cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân thấp...
  • Xã hội: Gây sức ép về nhà ở, y tế, giáo dục; xã hội thiếu ổn định, tệ nạn xã hội, chất lượng cuộc sống giảm...
  • Môi trường: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên...

Câu 3: (2,0 điểm)

Dựa vào kiến thức đã học và quan sát bảng 11, hãy nhận xét và giải thích:

  • Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ:
    • Từ xích đạo về cực nhiệt độ trung bình năm giảm. Do góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ.
  • Sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ:
    • Từ xích đạo về cực biên độ nhiệt độ tăng. Do góc nhập xạ giảm, nên nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất đều giảm nhưng nhiệt độ thấp nhất giảm nhiều hơn.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 10

    Xem thêm