Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn - Đề 7

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 - Đề 7

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn - Đề 7 là đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn có đáp án. Đề thi môn Văn học kì 2 lớp 8 này dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới. Mời các bạn tải tài liệu về tham khảo.

Đề bài

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Bài Hịch tướng sĩ ra đời trong hoàn cảnh nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến chủ đề của tác phẩm?

b) Đọc đoạn văn sau:

Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...

(Nam Cao, Lão Hạc)

Hãy cho biết đoạn văn trên thể hiện hành động gì? Ý nghĩa của hành động đó?

Câu 2. (3,0 điểm)

a) Hãy gạch chân câu văn thể hiện luận điểm trong đoạn văn sau và cho biết đoạn văn đã được trình bày theo cách nào?

Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài, điểu kiện giây mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thì giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm, không cho phép xem lâu. Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy...

(Theo Hồ Chí Minh)

b) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) với chủ đề: Mùa hè. Trong đó có luận điểm: Vậy là mùa hè đã đến! Bài viết sử dụng câu trần thuật, câu cầu khiến và câu phủ định thích hợp.

Câu 3. (5,0 điểm)

Có nhận xét cho rằng: “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

Qua văn bản đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn

Câu 1.

a) Hịch tướng sĩ do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài "Hịch tướng sĩ" ra đời trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc. Lũ giặc ngoại xâm tàn bạo, đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Sự thật đau lòng ấy đã tỏ rõ lòng yêu nước, chí căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thật mãnh liệt, thiết tha, sôi sục, khiến lời văn như có máu chảy ở đầu ngọn bút, gây xúc động cao độ cho người nghe. Ngoài ra còn đề cập tới trọng trách mà dân tộc giao phó đè nặng trên đôi vai, với nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, Trần Quốc Tuấn nung nấu một khát vọng cao cả: chiến thắng giặc thù, giữ yên giang sơn bờ cõi.

b) - Hành động nói của đoạn văn là hành động ước kết.

- Đoạn văn rất cảm động thể hiện lời ước kết, tiếng nói lương tâm của ông giáo, nguyện sẽ giữ gìn và trao lại ba sào vườn cho con trai lão Hạc…

Câu 2.

a) - Câu văn thể hiện luận điểm trong đoạn văn là: Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy...

- Đoạn văn viết theo cách quy nạp.

b) Viết đoạn văn

Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây. Vậy là mùa hè đã đến! Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc, kết trái thơm ngon. Những chú, cô chim thi nhau bay lượn tỏ vẻ thích thú khi một mùa mới đến. Mùa hè cũng là khoảng thời gian tụi học sinh được nghỉ sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Mùa hè đến kỉ niệm trong tôi lại ùa về, sao lại mơn man quá! Những chiếc lá bàng rơi xuống sân, lũ học trò chũng tôi lại viết lên những dòng tâm sự chia sẻ: Bay đi! Mang những ước mơ của chúng tớ đi nhé!

Câu 3.

Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi, hoàn cảnh ra đời của Bình Ngô đại cáo và đoạn trích Nước Đại Việt ta, nêu luận điểm khái quát. (0,5 điểm)

Thân bài: Chứng minh nhân nghĩa là nền tảng, cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. (4,0 điểm)

- Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình.

- Nhân nghĩa gắn liền với tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.

- Sức mạnh Đại Việt là sức mạnh nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc, sức mạnh của chính nghĩa.

Kết bài: Nhấn mạnh, khẳng định lại tính đúng đắn của nhận xét đã nêu. (0,5 điểm)

.............................................

Ngoài Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn - Đề 7. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm