Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 trường THPT Ngô Gia Tự
Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 12 năm 2016
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 trường THPT Ngô Gia Tự gồm 4 câu hỏi đọc hiểu và 2 câu làm văn. Đây là đề luyện tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, giúp các bạn củng cố và luyện tập hiệu quả, chuẩn bị cho kì thi cuối năm. Mời các bạn thử sức!
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP. Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị năm học 2015 - 2016
Trường THPT Ngô Gia Tự Năm học: 2015 - 2016 | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 Thời gian: 90 phút |
I. ĐỌC HIỂU (2 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nếu ở dưới:
(1) Nếu bạn có khát vọng và niềm tin vào sự thành công là bạn đã đạt được 50% của thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào những gì bạn tích góp được trên đường đời". Đó là câu nói đầy bản lĩnh và tự tin của Đặng Lê Nguyên Vũ –Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên trong những ngày đầu phôi thai nên một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng không chỉ Việt Nam mà còn trên thế giới. Hãy xem những bí quyết thành công của Đặng Lê Nguyên Vũ khởi nghiệp từ chiếc xe đạp cọc cạch cộng niềm tin và ý chí mãnh liệt của tuổi trẻ với quyết tâm xây dựng một thương hiệu cà phê Việt lan tỏa khắp năm châu như thế nào.
(2) Trung Nguyên đã xây dựng một thương hiệu cao cấp trong thị trường đang phát triển. Vào những năm 90, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam mới chỉ 250 USD (số thống kê vào năm 2011 là 1.200 USD), nhưng Trung Nguyên đã chọn chiến lược phát triển thương hiệu cao cấp với mong muốn thu hút thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Để làm được điều này, trước tiên Trung Nguyên cần phải thuyết phục người tiêu dùng nội địa sử dụng sản phẩm cao cấp, cũng như thuyết phục thị trường quốc tế rằng Việt Nam có thể sản xuất những loại cà phê cao cấp và chất lượng không thua kém "các tay chơi lớn". Đặng Lê Nguyên Vũ tin rằng, người Việt có thể sản xuất được những loại cà phê sành điệu, chất lượng cao và giá cả hợp lý. Thế là vào những năm 1990, nhãn hiệu Trung Nguyên ra đời với một nhà máy và một chuỗi quán cà phê. Đưa ngành cà phê Việt Nam vượt ra khỏi mặc cảm là cà phê chất lượng thấp, giá rẻ.
(3) Kế hoạch xây dựng thương hiệu cũng đã được chuẩn bị chu đáo. Cạnh tranh trực tiếp với các nhãn hiệu đa quốc gia như Nescafe, và định vị nhãn hiệu như một phần văn hóa truyền thống của Việt Nam. Ngày nay, có rất nhiều quán cà phê sành điệu tại thị trường Việt Nam, nhưng ai cũng nhớ hình ảnh người tiên phong này. Nếu bạn hỏi "Thương hiệu cà phê nào gắn liền với hai chữ "khác biệt"? Câu trả lời dễ dàng nhận được là "Trung Nguyên". Trung Nguyên đã thành công khi đưa giá trị và văn hóa quốc gia vào sản phẩm, vào thương hiệu. Trung Nguyên đã thật sự thu hút tầng lớp trung lưu, và thay đổi thị trường cà phê Việt Nam."
(Trích Bí quyết thành công của ông chủ Trung Nguyên -
Diễn đàn Ý tưởng làm giàu – Báo Vietnet, 19/5/2014)
1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
2. Ghi lại câu chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)
3. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)
4. Nêu ít nhất hai yếu tố làm nên sự thành công theo quan điểm riêng của anh/chị. (không lặp lại y nguyên ý của tác giả trong văn bản trên). (0,5 điểm)
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (3 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) trong một bài văn ngắn khoảng 400 từ về hiện tượng được nêu ra trong đoạn văn sau:
"Một ông bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh bánh xe vào đít xe tôi, may mà gượng kịp. Tôi quay lại nói cũng nhẹ nhàng: "Cậu đi đâu mà vội thế?". Hắn không trả lời, đạp vượt qua xe tôi, rồi quay lại chửi một câu đến sững sờ: "Tiên sư cái anh già!". Lại một buổi sáng tôi đến thăm người bạn ở quận Đống Da, đã lâu không đến nên quên đường, lát lát phải hỏi thăm. Có người trả lời, lời nói sõng hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ."
(Trích "Một người Hà Nội" - Nguyễn Khải).
Câu 2 (5 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:
"Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh, Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.
Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng.
Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: "Người cộng sản không thèm kêu van...". Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!
Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy. Bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế?
Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng "Giết!". Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ : "Chém! Chém hết Ị". Cụ Mết đúng rồi, cụ Mết đã đúng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá Ttú mang từ đỉnh Ngọc Linh về...
Tiếng anh Brôi nói, trầm tĩnh:
- Tnú, Tnú. Tỉnh dậy chưa! Đây này, chúng tôi giết hết cả rồi. Cả mười đứa, đây này! Bằng giáo, bằng mác. Đây này!
Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng đống lửa xà nu lớn giữa sân nhà vẫn đỏ. Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đó"
(Trích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành)