Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa lớp 9 THCS tỉnh Bình Thuận năm 2015

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa lớp 9 THCS tỉnh Bình Định năm 2015 là đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 môn Hóa, là tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa hay, giúp các bạn học sinh tự ôn tập kiến thức, làm quen với dạng đề thi học sinh giỏi cũng như rèn luyện tư duy và cách trình bày khoa học. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa lớp 9 THCS tỉnh Thanh Hóa năm 2015

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa lớp 9

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN
Đề chính thức
Đề này có 2 trang
KỲ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH LỚP 9 THCS
Năm học: 2014 – 2015
Khoá ngày: 27/03/2015
Môn: HOÁ HỌC
Thời gian: 150 phút
(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (5 điểm)

1. Hãy viết hai sơ đồ chuyển đổi (theo hai phương pháp khác nhau) để điều chế kim loại Cu từ hỗn hợp CuO, Fe2O3 (chỉ được dùng thêm Fe, HCl). Viết phương trình hoá học minh hoạ.

2. Cho các kim loại: Fe, Al, Ag, Cu lần lượt tác dụng với dung dịch CuSO4, AgNO3, HCl, NaOH. Trường hợp nào có xảy ra phản ứng? Viết các phương trình hoá học của các phản ứng đó.

3. Chỉ được dùng một kim loại hãy nhận biết 4 dung dịch mất nhãn sau: NaNO3, NaOH, AgNO3, HCl

Câu 2: (2 điểm)

1. Có hỗn hợp gồm Al2O3, CuO. Dùng phương pháp hoá học để tách riêng từng chất ra khỉ hỗn hợp.

2. Cho dung dịch A chứa a mol NaOH, dung dịch B chứa b mol AlCl3. Hãy xác định mối quan hệ giữa a và b để sau khi pha trộn hai dung dịch trên ta luôn được kết tủa.

Câu 3: (4 điểm)

1. Nung 25,28 gam hỗn hợp FeCO3 và FexOy tới phản ứng hoàn toàn thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhất. Chp khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88 gam kết tủa.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b. Tìm công thức phân tử của FexOy

2. Cho một mẩu đá vôi (CaCO3) vào ống nghiệm có chứa 10,0ml dung dịch HCl 1,0M. Cứ sau 30 giây người ta đo thể tích khí CO2 thoát ra (điều kiện tiêu chuẩn), được kết quả như sau

Thời gian (giây)0306090120150180200
Thể tích khí CO2 (cm³)030527880889191

a. Kết quả ở thời điểm nào được nghi ngờ là sai lầm? Giải thích.

b. Giải thích tại sao phản ứng dừng lại ở thời điểm 180 giây?

c. Khoảng thời gian nào phản ứng xảy ra nhanh nhất? Có những biện pháp nào để phản ứng xảy ra nhanh hơn?

d. Ở thí nghiệm trên, nếu thay 10,0ml dung dịch HCl 1,0M bằng 10,0ml dung dịch H2SO4 0,5M thì thể tích khí CO2 thoát ra trong các thời điểm có giống nhau không ? Giải thích.

Câu 4: (6 điểm)

1. Trước kia, ‘‘phẩm đỏ’’ dùng để nhuộm áo choàng cho các Hồng y giáo chủ được tách chiết từ một loài ốc biển. Đó là một hợp chất có thành phần nguyên tố như sau: C (45,70%), H (1,90%), O (7,60%), N (6,70%), Br (38,10%).

a. Xác định công thức đơn giản nhất của ‘‘phẩm đỏ’’.

b. Phương pháp phổ khối lượng cho biết trong phân tử ‘‘phẩm đỏ’’ có chứa hai nguyên tử brom. Hãy xác định công thức phân tử của nó.

2. Hỗn hợp X gồm C2H2, và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho đi qua chất xúc tác Niken nung nóngđược hỗn hợp Y gồm: C2H4, C2H6, C2H2 và H2 dư. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch Br2 dư thấy khối lương bình brôm tăng lên 24,2 gam và thoát ra 11,2 lít hỗn hợp khí Z (đktc) không bị hấp thụ. Tỉ khối của hỗn hợp Z so với H2 là 9,4. Tính số mol từng khí trong hỗn hợp X và Y.

3. Trộn hai số mol bằng nhau của C3H8 và O2 rồi cho vào một bình kín có thể tích V lít ở 25ºC đạt áp suất P1 atm, sau đó bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp. Sau khi kết thúc phản ứng, hỗn hợp sản phẩm được đưa về điều kiện nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này đạt giá trị P2 atm.

Tính tỉ lệ P2/P1. Giả sử chỉ xảy ra phản ứng C3H8 + O2 → CO2 + H2O.

Câu 5: (3 điểm)

Cho 3,52 gam hỗn hợp Z gồm hai kim loại Mg, Fe ở dạng bột vào 200 gam dung dịch Cu(NO3)2 chưa rõ nồng độ. Sau phản ứng thu được 4,8 gam chất rắn T chứ tối đa hai kim loại và dung dịch V. Thêm NaOH dư vào dung dịch V rồi lọc kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2 gam chất rắn (biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn).

1. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính thành phầm % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp Z.

2. Xác định nồng độ phần trăm của các chất tan có trong dung dịch V.

Cho biết: H=1; C=12; N=14; O=16; S=32; Cl=35,5; Na=23; Mg=24; Al=27; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80

_________________________HẾT_________________________

Thí sinh không được sử dụng bất kì tài liệu nào

Giám thị không được giải thích gì thêm

Đánh giá bài viết
8 4.588
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm