Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn lớp 12
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 12 đang trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi cấp tỉnh. Hi vọng rằng với tài liệu chất lượng này các bạn học sinh sẽ đạt được kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2014 - 2015 tỉnh Tây Ninh
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Hải Dương năm 2013 - 2014
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên:....................... | KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016 Khóa ngày 23/03/2016 Môn: NGỮ VĂN LỚP 12 THPT Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (4,0 điểm)
BỨC TRANH TUYỆT VỜI
Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: "Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người".
Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: "Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào; mang đến nụ cười cho kẻ khóc than; làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu".
Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: "Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp". Và họa sĩ đã tự hỏi mình: "Làm sao tôi có thể cùng lúc vẽ niềm tin, hòa bình và tình yêu?".
...Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt của các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là "Gia đình".
(Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh)
Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về bài học cuộc sống?
Câu 2 (6,0 điểm)
Nhà văn I.X. Tuocghenhev nói: Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác.
(Dẫn theo Khravchenko, Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB Tác phẩm mới, 1978)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,25; 0,5; 0,75; ... đến tối đa là 10.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu 1 (4,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội; bố cục và cách trình bày hợp lí.
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách trình bày khác nhau, nhưng về cơ bản cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau):
1. Ý nghĩa của câu chuyện: Cuộc sống có nhiều giá trị tinh thần, nhiều gam màu tuyệt đẹp làm nên bức tranh đa sắc nhưng tuyệt vời nhất, kì diệu nhất vẫn là bức tranh "Gia đình". 0,5
2. Bàn luận (Những suy nghĩ gợi lên từ câu chuyện):
- Mỗi người có một cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp cuộc sống (niềm tin, tình yêu, hòa bình...) 1,0
- Tuy nhiên gia đình là nơi hội tụ, kết tinh mọi giá trị, mọi vẻ đẹp, mọi điều kì diệu nhất trên thế gian này. Bởi: 1,5
- Gia đình là điểm tưạ vững chãi nhất (là chốn nương thân, là nơi trở về, là bầu trời bình yên, là nơi nhen lên niềm tin và hi vọng...)
- Gia đình là thế giới của tình yêu thương (tình vợ chồng, tình cha con, tình mẹ...)
- Là nơi tâm hồn, cuộc đời mỗi người được nuôi dưỡng lớn khôn, trưởng thành (gia đình là bệ đỡ của niềm đam mê, thăng hoa sáng tạo và chinh phục ước mơ...)
3. Bài học rút ra: 1,0
- Mỗi người cần nhận ra giá trị thực của cuộc sống nằm ở gia đình. Từ đó có ý thức "tô vẻ cho bức tranh gia đình" mình những gam màu phù hợp.
- Không nên theo đuổi những điều viển vông, phù phiếm, xa vời mà đánh mất điều trân quý giản dị nằm trong chính chúng ta, trong mỗi gia đình.
Câu 2 (6,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học; bố cục và cách trình bày hợp lí.
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt; dẫn chứng phù hợp.
- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách nhưng cần hướng tới nội dung cơ bản sau):
1. Giải thích
- Tiếng nói của mình: Dấu ấn riêng trong cách nhìn, cách cảm thụ, cách thể hiện mang đậm cá tính sáng tạo của nhà văn. 0,5
- Giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác: Nét độc đáo không trộn lẫn hòa tan trong sáng tạo văn học. 0,5
- Ý kiến nhằm khẳng định: Khi đánh giá một tài năng văn học thì phong cách là tiêu chí quan trọng, mang tính quyết định. 0,5
2. Bàn luận: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Đặc trưng của văn học là sáng tạo và phát hiện những điều mới mẻ, văn học không minh họa cho những tư tưởng có sẵn, vì thế cái quan trọng là nhà văn phải tạo lập được cho mình một cá tính sáng tạo riêng biệt. 1,0
- Cá tính sáng tạo biểu hiện ở cách nhìn mang tính phát hiện, cách cảm thụ có tính khám phá, đưa đến cho người đọc một cái nhìn mới về cuộc đời thông qua những hình thức nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ {HS lấy dẫn chứng chứng minh}. 1,0
- Chính cá tính sáng tạo đem đến sức sống lâu bền cho tác phẩm và chỗ đứng vững chắc cho tác giả trong mọi thời đại {HS lấy dẫn chứng, chứng minh}. 1,0
3. Mở rộng, nâng cao
- Tiếng nói riêng không có nghĩa tạo sự dị lập, khác biệt mà phải phù hợp văn hóa, quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương nghệ thuật, phải hướng đến phẩm chất thẩm mĩ, đem đến cho người đọc một sự hưởng thụ mĩ cảm dồi dào. 0,75
- Nhà văn phải không ngừng trau dồi năng lực văn chương, nỗ lực tìm tòi sáng tạo, mở mang vốn sống, có kiến thức uyên bác về nhiều lĩnh vực mới có thể tạo nên tiếng nói riêng của chính mình. 0,75