Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm 2015 - 2016 giúp các bạn học sinh ôn thi học sinh giỏi môn văn, chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố, ôn thi vào lớp 10 các trường chuyên trong cả nước. Mời các bạn tải đề thi học sinh giỏi lớp 9 này về và cùng tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi vòng 2 môn Ngữ văn lớp 9 phòng GD&ĐT Tam Dương năm 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi vòng 2 môn Địa lý lớp 9 phòng GD&ĐT Hải Dương năm 2014 - 2015

PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰCĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC: 2015-2016
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được. Ngày hội mùa xuân đấy."

(Vũ Tú Nam)

a. Cho biết phương thức biểu đạt trong đoạn văn.

b. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn.

c. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) với chủ đề tự chọn có sử dụng phép tu từ so sánh. Chỉ rõ phép so sánh đó.

Câu 2: (6 điểm) Quách Mạt Nhược từng nói: "Mặt trời mọc rồi mặt trời lại lặn, vầng trăng tròn rồi lại khuyết, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta còn mãi trong cuộc đời."

Từ câu nói trên, cùng với những hiểu biết về xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về tình thầy trò.

Câu 3: (10 điểm) Hình ảnh Thúy Kiều qua hai đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9

Câu 1:

a) Phương thức biểu đạt: Miêu tả (0,5đ)

b) Chỉ ra phép tu từ so sánh (0,75đ)

  • cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ,
  • hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng,
  • hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

Phân tích tác dụng: (1,75đ)

  • Cây gạo hiện lên sừng sững, cao lớn, thắp sáng cả một góc trời mùa xuân.
  • Những bông hoa gạo hiện lên với màu sắc rực rỡ như đốt cháy cả không gian.
  • Những búp nõn của cây gạo hiện lên với những hình dáng cụ thể cùng với màu xanh nõn nà tràn đầy sức sống.
  • Nghệ thuật so sánh được sử dụng liên tiếp trong đoạn văn không chỉ làm cho lời văn sinh động, gợi cảm, câu văn trở nên cân đối, hài hòa mà còn gợi tả rõ nét vẻ đẹp của cây gạo mùa xuân: cao lớn, rực rỡ, tràn đầy sức sống mãnh liệt. Đằng sau đó, ta cảm nhận được con mắt quan sát tinh tế, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.... tha thiết của nhà văn. Đoạn văn khơi dậy ở mỗi người tình yêu thiên nhiên, cuộc sống...

c) Hình thức: đúng hình thức đoạn văn, khoảng 5 câu, có sử dụng được phép tu từ so sánh. (0,25đ)

  • Nội dung: đoạn văn phải có chủ đề, nội dung nhất định. Học sinh có thể sử dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt miễn đảm bảo yêu cầu. (0,5đ)
  • Học sinh chỉ ra câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn văn. (0,25đ)

Câu 2:

* Yêu cầu về hình thức: đúng mô hình đoạn văn, mạch lạc, rõ ràng, đủ các bước.... (0,5đ)

* Yêu cầu về nội dung:

Giải thích sơ lược vấn đề: (1,0đ)

  • Mặt trời mọc, lặn; vầng trăng tròn, khuyết: những hiện tượng, quy luật của tự nhiên tuần hoàn, thay đổi.
  • Ánh sáng mà người thầy rọi vào ta còn mãi trong cuộc đời: sự trường tồn, bất biến của những giá trị tinh thần mà người thầy mang lại cho mỗi học sinh.
  • Tình thầy trò: là tình cảm của thầy với trò và ngược lại, là ân tình, ân nghĩa....
  • Câu nói sử dụng cách lập luận tương phản để gửi tới mỗi người bức thông điệp: trong sự trưởng thành của mỗi người, người thầy có tầm quan trọng; từ đó nhắn gửi mỗi người phải luôn nhớ ơn, biết ơn những người thầy của mình.

Bàn luận, mở rộng vấn đề: (4,0đ)

Khẳng định vấn đề:

  • Người thầy có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Thầy truyền thụ các tri thức khoa học, đem đến cho ta sự hiểu biết..... thầy dạy những điều hay lẽ phải, cách đối nhân xử thế, những bài học làm người.... Thầy là tấm gương về tinh thần tự học, tài năng, đạo đức để ta học tập và noi theo (học sinh đưa dẫn chứng minh họa).
  • Tình thầy trò là tình cảm cao đẹp, đáng trân trọng. Đó là sự quan tâm, chăm chút... của thầy với trò, là sự biết ơn, trân trọng.... của trò với thầy. Hình ảnh người thầy luôn đi theo, có ảnh hưởng trong mỗi hành động, việc làm, ước mơ của trò.
  • Người học trò phải luôn thể hiện tấm lòng biết ơn, trân trọng thầy cô; thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo qua những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực...........

Mở rộng vấn đề: (0,5đ)

  • Vai trò của người thầy quan trọng tuy nhiên sự nỗ lực của mỗi cá nhân cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công của mỗi người. Lòng biết ơn thầy cô phải trở thành truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc... Trong cuộc sống, để có thành công mỗi chúng ta còn phải không ngừng học hỏi bạn bè, thực tế cuộc sống xã hội, trường đời...
  • Tình thấy trò phải được thể hiện bằng sự chân thành, những việc làm, hành động đúng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
  • Mỗi chúng ta cũng phải biết phê phán, lên án những tư tưởng vô ơn bạc nghĩa, qua cầu rút ván.

Nhận thức, hành động và bài học rút ra: Cần giữ gìn, trau dồi, phát triển truyền thống tốt đẹp

Giáo viên nên căn cứ vào tình hình thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp

Câu 3:

* Yêu cầu về hình thức: Rõ bố cục 3 phần, đúng kiểu bài nghị luận nhân vật, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.....

* Yêu cầu về nội dung: Học sinh cơ bản đảm bảo các nội dung:

1. MB: (0,5đ)

  • Giới thiệu tác giả (Nguyễn Du), tác phẩm (Truyện Kiều).
  • Khái quát các đặc điểm của nhân vật: tài sắc, tâm đức vẹn toàn nhưng cuộc đời, số phận lại bất hạnh, ngang trái.
  • Đưa giới hạn phân tích (hai đoạn trích).

2. TB: Phân tích lần lượt các đặc điểm của nhân vật

Tài sắc, tâm đức vẹn toàn: (6,0đ)

  • Sắc đẹp: Bút pháp ước lệ tượng trưng, nghệ thuật tả người, các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa... đã vẽ lên một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà vượt trội hơn cả thiên nhiên, khiến thiên nhiên phải hờn ghen, đố kị... (học sinh đưa dẫn chứng để phân tích).
  • Tài năng: các biện pháp liệt kê, các động từ, tính từ giàu sắc thái gợi tả, biểu cảm.... đã khắc họa hình ảnh một cô gái đa tài, đa cảm, thông minh thiên bẩm; tài nào cũng ở độ xuất chúng, đỉnh cao........ (học sinh đưa dẫn chứng để phân tích).
  • Tâm đức vẹn toàn:
    • Ngoan ngoãn, đức hạnh, sống đúng nền nếp gia phong.... (dẫn chứng).
    • Thủy chung son sắt, hiếu thảo, giàu lòng vị tha, đức hi sinh: Bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều quên đi cảnh ngộ của bản thân gửi trọn nỗi nhớ về Kim Trọng (dẫn chứng), về cha mẹ, gia đình (dẫn chứng)

Cuộc đời, số phận bất hạnh, ngang trái: (2,5đ)

  • Dứt duyên với Kim Trọng, bán mình cứu cha và em, rơi vào kiếp sống đoạn trường.
  • Cuộc sống cô đơn, bơ vơ, tội nghiệp nơi lầu Ngưng Bích không người trò chuyện, tâm sự (dẫn chứng).
  • Tâm trạng đau khổ, buồn bã, lo lắng, sợ hãi, tuyệt vọng nơi cửa bể chiều hôm.... (dẫn chứng).

Đánh giá khái quát: (0,5đ)

  • Đặc sắc về nghệ thuật (bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng từ ngữ, các điển tích, điển cố....., nghệ thuật tả người, tả cảnh ngụ tình....).
  • Khái quát về nội dung (khắc họa hình ảnh nhân vật Thúy Kiều với vẻ đẹp, tài sắc, tâm đức vẹn toàn nhưng cuộc đời, số phận lại có nhiều bất hạnh, ngang trái).
  • Hình ảnh và cuộc đời của Thúy Kiều là tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội Phong kiến.
  • Nguyễn Dụ ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của Kiều đồng thời đồng cảm với nỗi bất hạnh của nàng. Chính vì thế Truyện Kiều mang giá trị nhân đạo cao cả, sống mãi với thời gian.

3. KB: (0,5đ)

  • Khẳng định lại vấn đề đã phân tích.
  • Cống hiến, đóng góp của tác giả, sức sống của tác phẩm.
  • Cảm xúc, suy ngẫm của người viết về nhân vật, tác phẩm.

Lưu ý:

  • Học sinh có thể có cách trình bày, sắp xếp các ý không theo trình tự như trên vẫn cho điểm tối đa nếu đảm bảo yêu cầu.
  • Giáo viên cần căn cứ vào bài viết của học sinh để cho điểm phù hợp.
  • Trường hợp học sinh chỉ phân tích lần lượt các đoạn trích mà không chỉ ra được đặc điểm nhân vật (theo luận điểm) tối đa chỉ cho ½ số điểm.
  • Điểm hình thức không trừ quá 0.5 điểm.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm