Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2010 - 2011 môn Lịch sử lớp 9 Bảng B (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS |
ĐỀ BÀI:
Câu 1 (6,0 điểm).
Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động và quá trình phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Câu 2 (9,0 điểm).
Trình bày những hoạt động chính của Nguyễn ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1919 - 1925. Những hoạt động đó có tác dụng tới cách mạng Việt Nam như thế nào?
Câu 3 (5,0 điểm).
Hãy nêu rõ ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
ĐÁP ÁN:
1. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các nước Đông nam Á
* Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi dành độc lập, đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các nước Đông Nam Á chủ tương thành lập một tổ chức liên minh khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển.
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
- Ngày 8- 8- 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaisia, Philíppin, Thái Lan, Singapore.
* Mục tiêu hoạt động:
- Phát triển kinh tế - văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên nhằm duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
* Quá trình phát triển:
- Từ khi thành lập đến những năm 70 của thế kỷ XX, ASEAN cũng là tổ chức chưa chặt chẽ, non yếu…
- Từ những năm 80 của thế kỷ XX, do “vấn đề Cam phu chia”… Quan hệ giữa các nước ASEAN với 3 nước Đông Dương trở nên căng thẳng, đối đầu nhau…
- Đây cũng là thời kỳ nền kinh tế nhiều nước ASEAN có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt tăng trưởng cao như: Singapore, Malaisia…
- Năm 1984, với sự tham gia của Brunây, ASEAN có 6 nước thành viên
- Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực tự do (AFTA) trong vòng 10 đến 15 năm.
- Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF)
- Với sự tham gia của Việt Nam (7-1995) Lào, Mianma (9-1997), Campuchia (4-1999), ASEAN đó cú 10 nước thành viên. Trong tương lai, Đôngtimo sẽ tham gia tổ chức này….
ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động là hợp tác kinh tế, xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển phồn vinh.
2. Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925. Tác dụng của những hoạt động đó đối với cách mạng Việt Nam.
* Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925:
- Tháng 6-1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc Xai để chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng tự quyết cho dân tộc Việt Nam.
- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin . Từ đó Người hoàn toàn tin theo Lê-nin, dứt khoát đứng về phía quốc tế thứ III…
- Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III, tham gia sáng lập Đảng cộng Sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mac – Lê nin.
- Năm 1921, với sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari, xuất bản tờ báo Người cùng khổ, báo Nhân đạo, báo Đời sống
- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên xô dự hội nghị Quốc tế nông dân. Người đó làm việc, nghiên cứu học tập một thời gian ở Liên Xụ, tham gia viết bài cho báo Sự thật, tạp chí Thư tín Quốc tế….
- Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng Sản, trình bày tham luận về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
- Cuối 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu Trung Quốc. Thỏng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, nòng cốt là Cộng sản Đoàn.
- Năm 1925, mở lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ, xuất bản báo Thanh niên.
* Tác dụng của những hoạt động đó:
- Là người Việt nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
- Đặt nền móng xây dựng tình đoàn kết Quốc tế giữa Việt Nam và thế giới
- Chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng Sản ở Việt Nam.
3. Hãy nêu ý nghĩaa lịch sử, nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng 8 năm 1945:
* Ý nghĩa:
- Trong nước:
+ Cách mạng tháng tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, phá tan xiềng xích của thực dân, phát xít Pháp - Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến…
+ ĐưaViệt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người tự do, làm chủ nước nhà…
+ Mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc - kỉ nguyên độc lập tự do.
- Quốc tế:
+ Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên đấu tranh chống thực dân dành độc lập dân tộc.
+ Củng cố hòa bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và toàn thế giới nói chung.
* Nguyên nhân:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước sâu sắc, đoàn kết, anh dũng trong chiến đấu…
- Có sự lãnh đạo của Đảng cộng Sản Việt Nam đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, sự chuẩn bị lâu dài…
- Điều kiện quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật, tạo thời cơ cho cách mạng tháng tám…