Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi HSG môn Ngữ Văn lớp 9 trường THCS Vòng Huyện, Thạnh Hóa năm 2014 - 2015

Đề thi HSG môn Ngữ Văn lớp 9

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2014 - 2015 trường THCS Vòng Huyện, Thạnh Hóa là đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Văn có đáp án. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 9 củng cố kiên thức nhằm học tốt môn Ngữ văn 9, ôn thi học sinh giỏi, luyện thi vào lớp 10 môn Văn hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2014 - 2015 trường THCS Phụ Khánh, Phú Thọ

SỞ GD & ĐT LONG AN
PHÒNG GD & ĐT THẠNH HÓA
KÌ THI HSG LỚP 9
Môn: Ngữ văn
Ngày thi: 23/2/2014
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. Phần Tiếng Việt: (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

a . Khởi ngữ là gì?

b. Xác định khởi ngữ trong đoạn văn sau:

"Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức." (Kim Lân, Làng)

Câu 2: (2 điểm)

Phân tích giá trị nghệ thuật trong khổ thơ dưới đây:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)

II. Phần Văn – Tập làm văn: (7 điểm)

1. Văn: (2 điểm)

Dưới đây là chủ đề của truyện ngắn "Lặng lẽ SaPa" của Nguyễn Thành Long: "Làm chủ mọi khó khăn trong cuộc sống, vượt lên trên mọi trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ và sống lạc quan, giữ nguyên vẹn cái chất hiền lành, chất phác, cởi mở, nhưng rất nghiêm túc trong công việc. Đó là nhân sinh quan mới nảy nở trong thanh niên ở thời kì xây dựng miền Bắc", em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu cảm nhận của mình về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn để làm rõ chủ đề trên.

2. Tập làm văn: (5 điểm)

Có câu chuyện còn thiếu phần kết như sau:

"Một thanh niên học hành xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên cho một công ty lớn. Anh ta vừa xong buổi phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc phỏng vấn lần cuối để quyết định nhận hay không nhận anh ta. Viên giám đốc khám phá học bạ của chàng thanh niên, tất cả đều tốt và năm nào, từ bậc trung học đến các chương trình nghiên cứu sau đại học, cũng đều xuất sắc, không năm nào mà anh chàng thanh niên không hoàn thành vượt bực. Viên giám đốc hỏi "Anh đã được học bỗng nào của trường?". Chàng thanh niên đáp "Thưa không". Viên giám đốc hỏi "Thế cha anh trả học phí cho anh đi học?". Chàng thanh niên đáp "Cha tôi chết khi tôi vừa mới một tuổi đầu. Mẹ tôi mới là người lo trả học phí". Viên giám đốc lại hỏi "Mẹ của anh làm việc gì?". Chàng thanh niên đáp "Mẹ tôi làm việc giặt áo quần". Viên giám đốc bảo chàng thanh niên đưa đôi bàn tay cho ông ta xem. Chàng thanh niên đưa hai bàn tay mịn màng và hoàn hảo của chàng cho ông giám đốc xem.Viên giám đốc hỏi "Vậy trước nay anh có bao giờ giúp mẹ giặt giũ áo quần không?". "Chưa bao giờ, mẹ luôn bảo tôi lo học và đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi." Chàng thanh niên đáp. Viên giám đốc dặn chàng thanh niên "Tôi yêu cầu anh một việc. Hôm nay khi trở lại nhà, lau sạch đôi bàn tay của mẹ anh, và rồi ngày mai đến gặp tôi". Chàng thanh niên cảm thấy khả năng làm được công việc này rất là cao. Khi vừa về đến nhà, chàng ta sung sướng thưa với mẹ để được lau sạch đôi bàn tay của bà. Mẹ chàng cảm thấy có gì đó khác lạ, sung sướng, nhưng với một cảm giác vừa vui mà cũng vừa buồn, bà đưa đôi bàn tay cho con trai xem. Chàng thanh niên từ từ lau sạch đôi bàn tay của mẹ. Vừa lau, nước mắt anh tuôn tràn. Đây là lần đầu tiên chàng thanh niên mới khám phá đôi tay mẹ mình, đôi bàn tay nhăn nheo và đầy những vết bầm đen. Những vết bầm làm đau nhức đến nỗi bà đã rùng mình khi được lau bằng nước ấm....."

Em hãy kể tiếp cho câu chuyện được hoàn chỉnh và nêu cảm nhận của mình từ nội dung câu chuyện trên.

Đáp án đề thi HSG môn Ngữ Văn lớp 9

I. Phần Tiếng Việt: (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

a . Khởi ngữ là: Thành phần câu đứng trước chủ ngữ, nêu lên đề tài được nói đến trong câu (0,5đ)

b. Khởi ngữ trong đoạn văn: Điều này (0,5đ)

Câu 2: (2 điểm)

Phân tích giá trị nghệ thuật trong khổ thơ dưới đây:

  • Biện pháp so sánh: Mặt trời như hòn lửa hình ảnh tráng lệ của hoàng hôn trên biển. (0,5đ)
  • Biện pháp nhân hóa: Sóng cài then, đêm sập cửa (Vũ trụ như ngôi nhà lớn đang vào trạng thái nghỉ ngơi. (0,5đ)
  • Hình ảnh đối lập: Vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi – con người bắt đầu một ngày lao động. (0,5đ)
  • Bút pháp khoa trương, lãng mạn: Câu hát căng buồm (Câu hát đưa đoàn thuyền ra khơi, niềm vui khỏe khoắn, lạc quan, tràn đầy niềm tin tưởng vào cuộc sống mới. (0,5đ)

II. Phần Văn – Tập làm văn: (7điểm)

1. Văn: (2 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng:

  • Biết cách trình bày về một đoạn văn nghị luận, có luận điểm rõ ràng.
  • Lập luận vững, mạch văn giàu cảm xúc.
  • Không mắc lỗi về dùng từ, chính tả, diễn đạt.
  • Viết đúng theo qui định: đoạn dài không quá một trang giấy thi.

Yêu cầu về nội dung:

  • Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được điểm cơ bản sau: Ca ngợi phẩm chất anh thanh niên - Người lao động mới
  • Làm chủ mọi khó khăn trong cuộc sống , vượt lên trên mọi trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Sống lạc quan, giữ nguyên vẹn cái chất hiền lành, chất phác, cởi mở
  • Rất nghiêm túc trong công việc.
  • Đó là nhân sinh quan mới nảy nở trong thanh niên trong thời kì xây dựng đất nước.
  • Liên hệ bản thân (Tuỳ cách diễn đạt của hs giáo viên chấm sao cho hợp lí)

2. Tập làm văn: (5 điểm)

a. Yêu cầu về kĩ năng:

  • Hiểu đề, biết cách làm một văn tự sự
  • Kết nối câu chuyện tự nhiên, hợp lí.
  • Văn mạch lạc, có cảm xúc, lập luận logic.
  • Chữ viết cẩn thận, lưu ý cách dùng từ, chính tả...
  • Phần cảm nhận của bản thân mang yếu tố nghị luận suy ngẫm, từ đó rút ra một tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống.

b. Yêu cầu về nội dung:

Câu chuyện phát triển tùy thuộc vào sức sáng tạo của học sinh nhưng đảm bảo những ý cơ bản sau: (3điểm)

  • Người con nhận ra:đằng sau sự thành đạt của mình là sự hy sinh thầm lặng của người mẹ, lần đầu tiên trong đời cảm nhận đươc bao nỗi nhọc nhằn của mẹ...
  • Giúp mẹ giặt hết những quần áo còn dang dở.
  • Những suy tư trăn trở: lòng kính yêu, sự biết ơn và những giọt nước mắt của anh con trai.
  • Sự hài lòng của ông giám đốc.

Cảm nhận của bản thân: (2 điểm)

  • Phê phán thói thờ ơ, ích kỉ của một số thanh niên hiện nay: Lo ăn diện, không quan tâm đến những nhọc nhằn gian khổ của cha mẹ.
  • Ca ngợi những tấm gương hiếu thảo.
  • Tự nhắc nhở bản thân phải biết kính yêu, biết ơn chân thành về những hi sinh lặng lẽ của cha mẹ mình.

Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. (Điểm toàn bài lẻ đến 0,5 điểm.)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm