Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Cẩm Vũ, Hải Dương năm học 2016 - 2017
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 6 môn Ngữ văn
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Cẩm Vũ, Hải Dương năm học 2016 - 2017 là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn ôn tập và chuẩn bị kiến thức hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.
PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS CẨM VŨ | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Ngữ Văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút Đề thi gồm: 01 trang |
Câu 1 (3,0 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.
Cục nước đá và dòng chảy
Mưa đá. Một cục đá to lông lốc như quả trứng rơi bộp xuống đất. Dòng nước dang rộng tay nói:
- Chào bạn ! Mời bạn nhập vào với chúng tôi !
Cục nước đá lạnh lùng đáp:
- Các anh đục ngầu, bẩn thỉu như thế, tôi hòa nhập với các anh sao được? Trời cao kia mới là bạn của tôi !
Dòng nước cười xòa rồi ào ào chảy ra sông, ra biển. Cục nước đá trơ lại một mình, lúc sau thì tan nát ướt nhoẹt ở góc sân.
a. Lời nói của cục đá và dòng nước giúp ta hiểu điều gì về mỗi nhân vật?
b. Câu chuyện kết thúc thế nào?
c. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
Câu 2 (2,0 điểm)
Hãy xác định bộ phận chủ ngữ của các câu sau và nêu tác dụng của dấu phẩy trong mỗi câu.
a. Chôm chôm, xoài tượng, xoài cát mọc chen nhau.
b. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
Câu 3 (5,0 điểm)
Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 6 môn Ngữ văn
Câu 1 (3,0 điểm) Mỗi phần đúng cho 1,0 điểm
a. Lời nói của cục đá thể hiện sư kiêu ngạo, khinh người; lời nói của dòng nước bộc lộ thái độ thân thiện, cởi mở.
- Mức tối đa (1,0 điểm): Bài làm đáp ứng được yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa (0,25 - 0,75 điểm): Bài chưa đủ ý(tùy mức độ hoàn thành của học sinh, giáo viên cho điểm hợp lí từ 0,25 - 0,75 điểm).
- Mức không đạt (0 điểm): Không có câu trả lời hoặc trả lời sai.
b. Kết thúc câu chuyện: Dòng nước hòa mình vào sông rộng, biển dài, còn cục nước đá trơ lại một mình, rồi tan nát ướt nhoẹt ở góc sân.
- Mức tối đa (1,0 điểm): Bài làm đáp ứng được yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa (0,25 - 0,75 điểm): Bài chưa đủ ý(tùy mức độ hoàn thành của học sinh, giáo viên cho điểm hợp lí từ 0,25 - 0,75 điểm).
- Mức không đạt (0 điểm): Không có câu trả lời hoặc trả lời sai.
c. Câu chuyện muốn nói: Chớ kiêu ngạo, kinh rẻ người khác hãy sống chan hòa, thân thiện với mọi người.
- Mức tối đa (1,0 điểm): Bài làm đáp ứng được yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa (0,25 - 0,75 điểm): Bài chưa đủ ý(tùy mức độ hoàn thành của học sinh, giáo viên cho điểm hợp lí từ 0,25 - 0,75 điểm).
- Mức không đạt (0 điểm): Không có câu trả lời hoặc trả lời sai.
Câu 2 (2,0 điểm): Mỗi ý đúng đạt 1,0 điểm.
a. Bộ phận chủ ngữ trong câu là: chôm chôm, xoài tượng, xoài cát.
* Tác dụng của dấu phẩy trong câu là dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu(chủ ngữ).
- Mức tối đa (1,0 điểm): Bài làm đáp ứng được yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa (0,25 - 0,75 điểm): Bài chưa đủ ý(tùy mức độ hoàn thành của học sinh, giáo viên cho điểm hợp lí từ 0,25 - 0,75 điểm).
- Mức không đạt (0 điểm): Không có câu trả lời hoặc trả lời sai.
b. Bộ phận chủ ngữ trong câu là: Núi đồi, thung lũng, làng bản.
* Tác dụng của dấu phẩy trong câu là dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu(chủ ngữ).
- Mức tối đa (1,0 điểm): Bài làm đáp ứng được yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa (0,25 - 0,75 điểm): Bài chưa đủ ý(tùy mức độ hoàn thành của học sinh, giáo viên cho điểm hợp lí từ 0,25 - 0,75 điểm).
- Mức không đạt (0 điểm): Không có câu trả lời hoặc trả lời sai.
Câu 3 (5.0 điểm)
* Tiêu chí về nội dung (4,0 điểm)
1. Mở bài (1,0 điểm)
- Giới thiệu khái quát người em gặp là ai ? Ở đâu ? Trong hoàn cảnh nào ? (trực tiếp hay gián tiếp)
- Người đó để lại cho em ấn tượng về điều gì?
- Mức tối đa (1,0 điểm): Mở bài đáp ứng yêu cầu trên, cách dắt hay, hợp lý, tự nhiên.
- Mức chưa tối đa (0,25 - 0,75 điểm): Mở bài đã nêu được ý trên, nhưng cách dẫn dắt chưa hay (tùy vào bài làm của học sinh giáo viên linh hoạt cho mức điểm này).
- Mức không đạt (0 điểm): Không có mở bài, hoặc mở bài lạc đề hoàn toàn.
2. Thân bài (2,5 điểm)
* Tả nhân vật:
- Về hình dáng: chú ý ngoại hình của người đó (cao, thấp, béo, gầy ?) trên thân thể hoặc gương mặt có chi tiết nào đáng chú ý nhất ?
- Về tính cách: có thể là sôi nổi, cởi mở, hoặc trầm tính, chín chắn ? (tính cách được thể hiện qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, việc làm....)
- Ấn tượng mà nhân vật này để lại cho em và mọi người từ đâu ? (hình thức, phẩm chất, tài năng, nghị lực hoặc một biệt tài nào đó...)
- Mức tối đa (2,5 điểm): Bài đáp ứng các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa (0,25 - 2,25 điểm): Bài làm đạt các yêu cầu trên song cách trình bày còn có ý sơ sài hoặc bài làm còn thiếu ý hoặc mới trình bày được rất ít yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả... (giáo viên căn cứ vào mức độ hoàn thành của học sinh để linh hoạt cho mức điểm này).
- Mức không đạt (0 điểm): Không làm phần thân bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
3. Kết bài (0,5 điểm)
- Cảm nghĩ của em về nhân vật ấy như thế nào? (yêu mến, kính trọng, muốn học hỏi.....)
- Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng được yêu cầu trên
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Bài làm đạt yêu cầu song ý sơ sài.
- Mức không đạt ( 0 điểm): Không có kết bài hoặc kết bài lạc đề.
* Tiêu chí về hình thức (1,0 điểm)
- Bài viết có bố cục 3 phần mạch lạc, hợp lý, cách diễn đạt giàu hình ảnh, tự nhiên, có sự sáng tạo cá nhân.
- Chữ viết sạch đẹp không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi về câu, về cách dùng từ.....
- Mức tối đa (1,0 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên, cách dắt hay, hợp lý, tự nhiên.
- Mức chưa tối đa (0,25 - 0,75 điểm): Đã nêu được ý trên, nhưng cách dẫn dắt chưa hay (tùy vào bài làm của học sinh giáo viên linh hoạt cho mức điểm này).
- Mức không đạt (0 điểm): Không đạt các yêu cầu về hình thức.