Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12 trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên năm học 2016 - 2017

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12 trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên năm học 2016 - 2017. Đề thi do các thầy cô giáo giảng dạy môn Sinh học tại trường Nguyễn Huệ biên soạn nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh.

Trường THPT Nguyễn Huệ

Tổ: Sinh học

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐÂU NĂM

NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 45 phút (30 câu trắc nghiệm)

Họ, tên thí sinh:.................................Số báo danh:.................

Mã đề thi 132

Câu 1: Một đoạn phân tử ADN khoảng 146 cặp Nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử prôtêin histon gọi là:

A. Sợi nhiễm sắc. B. Nuclêôxôm.

C. Nuclêôtit. D. Crômatit.

Câu 2: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây? I. AAAA; II. AAAa; III. AAaa; IV. Aaaa; V. aaaa

A. II, IV, V. B. I, II, IV.

C. I, III, V. D. I, II, III.

Câu 3: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12

A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.

B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.

C. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

Câu 4: Đột biến gen là gì?

A. Là sự biến đổi của 1 nuclêôtit trong gen.

B. Là quá trình tạo ra những alen mới.

C. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen.

D. Là quá trình tạo nên những kiểu hình mới.

Câu 5: Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào thuộc đột biến gen?

I. Mất một cặp nuclêôtit.

II. Mất đoạn làm giảm số gen.

III. Đảo đoạn làm trật tự các gen thay đổi.

IV. Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.

V. Thêm một cặp nuclêôtit.

VI. Lặp đoạn làm tăng số gen.

Tổ hợp trả lời đúng là:

A. I, IV, V. B. II, III, VI.

C. I, II, V. D. II, IV, V

Câu 6: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt trắng. Cho cây dị hợp 4n tự thụ phấn, F1 đồng tính cây hạt đỏ. Kiểu gen của cây bố mẹ là

A. AAAa x AAAa B. AAaa x AAAa

C. AAaa x AAAA D. AAAA x AAAa

Câu 7: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?

A. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

B. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.

C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

D. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.

Câu 8: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc của:

I. ADN dạng xoắn kép;

II. ADN dạng xoắn đơn;

III. Cấu trúc ARN vận chuyển;

IV. Trong cấu trúc của prôtêin.

V. Cấu trúc ARN thông tin.

Câu trả lời đúng

A. II, V; B. I, III; C. I, V; D. III, V;

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?

A. Tính phổ biến B. Tính thoái hóa

C. Tính bán bảo tồn D. Tính đặc hiệu

Câu 10: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit là:

A. Vùng khởi đầu, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

B. Vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.

C. Vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

D. Vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.

Câu 11: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là

A. thể bốn. B. thể ba kép. C. Thể tứ bội D. thể ba.

Câu 12: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào

A. tác động của các tác nhân gây đột biến.

B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến.

C. tổ hợp gen mang đột biến.

D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.

Câu 13: Vùng kết thúc của gen là vùng

A. quy định trình tự sắp xếp các aa trong phân tử prôtêin

B. mang thông tin mã hoá các aa.

C. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã

Câu 14: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi chiều dài của gen?

A. Thêm một cặp Nuclêôtit.

B. Mất hoặc thêm một cặp Nuclêôtit.

C. Mất một cặp Nuclêôtit.

D. Thay thế một cặp Nuclêôtit.

Câu 15: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là

A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn.

C. Chuyển đoạn. D. Mất đoạn.

Câu 16: Một phân tử mARN gồm hai loại ribônuclêôtit A và U thì số loại bộ ba trong mARN có thể là:

A. 8 loại; B. 6 loại; C. 4 loại; D. 2 loại;

Câu 17: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

A. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

B. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

C. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

D. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

Câu 18: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách

A. Liên kết vào vùng khởi động.

B. Liên kết vào vùng mã hóa.

C. Liên kết vào gen điều hòa.

D. Liên kết vào vùng vận hành.

Câu 19: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là

A. 24. B. 12. C. 25. D. 23.

Câu 20: Trường hợp cơ thể sinh vật có bộ NST mất hẳn một cặp NST tương đồng, di truyền học gọi là:

A. Thể không nhiễm. B. Thể tam nhiễm.

C. Thể một nhiễm. D. Thể đa bộ lệch.

Câu 21: Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là

A. đột biến B. đột biến điểm.

C. đột biến gen. D. thể đột biến.

Câu 22: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 23: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này chỉ phát hiện ở tế bào

A. Sinh vật nhân thực. B. Thực khuẩn.

C. Vi khuẩn. D. Xạ khuẩn.

Câu 24: Trên vùng mã hóa của một gen không phân mảnh, giả sử có sự thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 134 tính từ triplet mở đầu, thì prôtêin do gen này điều khiển tổng hợp bị thay đổi như thế nào so với prôtêin bình thường?

A. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 45.

B. Prôtêin đột biến có thể thay đổi axít amin thứ 44.

C. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 44.

D. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 45.

Câu 25: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của

A. tARN. B. Ribôxôm.

C. Mạch mã gốc. D. mARN.

Câu 26: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là

A. Đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST.

B. Lặp đoạn, chuyển đoạn.

C. Chuyển đoạn trên cùng một NST.

D. Mất đoạn, chuyển đoạn.

Câu 27: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn

A. sau phiên mã. B. dịch mã.

C. sau dịch mã. D. phiên mã.

Câu 28: Một phân tử mARN trưởng thành có 1500 ribôNu, phân tử prôtêin tổng hợp từ mARN đó có:

A. 498 axit amin. B. 500 axit amin.

C. 1500 axit amin. D. 499 axit amin.

Câu 29: Vật chất nào dưới đây là chất di truyền cấp độ tế bào:

A. Nuclêôxôm. B. Axit ribônuclêic.

C. Axit nuclêic. D. Nhiễm sắc thể.

Câu 30: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là

A. 35 cao: 1 thấp. B. 11 cao: 1 thấp.

C. 3 cao: 1 thấp. D. 5 cao: 1 thấp.

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12

1, B

2, C

3, D

4, C

5, A

6, A

7, D

8, B

9, C

10, C

11, C

12, D

13, D

14, D

15, C

16, A

17, B

18, D

19, B

20, A

21, B

22, C

23, A

24, B

25, D

26, A

27, D

28, A

29, D

30, B

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 12

    Xem thêm