Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội là đề thi thử đại học môn Địa có đáp án dành cho các bạn và thầy cô giáo tham khảo, ôn tập, làm thử đề thi, hệ thống kiến thức cũng như tự kiểm tra trình độ bản thân từ đó có kế hoạch ôn tập nước rút cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ
ĐỀ THI THỬ LẦN 3

KỲ THI THPT QUỐC GIA
NĂM 2014 - 2015
Môn: Địa lý
Đề thi: gồm 4 câu
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1: (2 điểm)

a- Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc Nam?

b- Nguồn lao động của nước ta tạo thuận lợi và gây khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế xã hội?

Câu 2: (3 điểm)

a- Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng khu vực kinh tế của nước ta.

b- Vùng Đông Nam Bộ được khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp như thế nào?

Câu 3: (2 điểm)

Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Tiềm năng tự nhiên để phát triển các ngành kinh tế biển của vùng này như thế nào?

Câu 4: (3 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

Diện tích một số cây công nghiệp ở nước ta

(Đơn vị: Nghìn ha)

Loại câyChèCà phêCao su
Năm
2005122.5497.4482.7
2010129.9554.8748.7

a- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích Chè, Cà phê, Cao su của nước ta năm 2005 và năm 2010.

b- Nhận xét và giải thích sự biến động diện tích các loại cây công nghiệp nói trên.

HẾT

(Thí sinh được sử dụng Átlat Địa lí Việt Nam. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Câu 1:

a, Nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam:

  • Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí hậu phân hóa theo chiều B – N: Gió mùa ĐB kết hợp với tác dụng bức chắn địa hình của các dãy núi theo chiều Đ – T như Hoành Sơn, Bạch Mã...Làm cho khí hậu nước ta phân hoá thành miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam(D/C chứng minh)
  • Sự phân hóa B – N của khí hậu là nguyên nhân chính tạo ra sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác (D/C: Về sinh vật và cảnh quan).

b- Nguồn lao động nước ta: 1,0

-Những thuận lợi của lao động nước ta cho phát triển KT:

  • Số lượng đông đáp ứng nhu cầu cho việc mở rộng qui mô các ngành kinh tế. Chất lượng ngày càng được nâng lên thuận lợi cho việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế (d/c)
  • Cần cù sáng tạo và có nhiều kinh nghiệm sản xuất, phân bố ngày càng hợp lí hơn giúp phát huy các nguồn lực kinh tế khác

- Những khó khăn của lao động nước ta cho phát triển kinh tế:

  • Chất lượng lao động, tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động còn thấp. Lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật còn ít.
  • Phân bố lao động không đều (nhất là đối với lao động có chuyên môn kĩ thuật cao).

Câu 2:

a- Sự chuyển dịch trong nội bộ các ngành kinh tế:

- Trong khu vực I:

  • Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản |+Trong nông nghiệp giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. Trong ngành trồng trọt tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp và cây thực phẩm, giảm tỉ trọng cây lương thực và các cây khác.Trong ngành thủy sản giảm tỉ trọng ngành khai thác, tăng tỉ trọng ngành nuôi trồng.

- Trong khu vực II:

  • Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
  • Trong từng ngành công nghiệp, tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
  • Đẩy mạnh tăng cường phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.

- Trong khu vực III:

  • Các ngành dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị có sự tăng trưởng mạnh
  • Các ngành dịch vụ ngày càng đa dạng, trong đó có nhiều loại hình dịch vụ mới và hiện đại ra đời (Viễn thông, chuyển giao khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, tư vấn đầu tư...).

b- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở ĐNB:

Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghệp ở ĐNB đã và đang diễn ra theo các xu hướng:

-Tăng cường cơ sở năng lượng để đáp ứng nhu cầu lớn cho phát triển công nghiệp:

  • Xây dựng các nhà máy điện
    • Nhà máy điện thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai(400 MW), Thác Mơ,Cần Đơn trên sông Bé, Hàm Thuận – Đa Mi trên sông La Ngà.
    • Nhà máy nhiệt điện tuốc bin khí: Phú Mỹ (hơn 4000 MW), Bà Rịa, các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu ở các khu chế xuất
  • Phát triển mạng lưới điện: Xây dựng đường dây siêu cao áp 500 KV Hòa Bình– Phú Lâm (TP Hồ Chí Minh)
  • Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong phát triển công nghiệp (Riêng TP Hồ Chí Minh đã thu hút tới khoảng 30% số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam)

- Kết quả: ĐNB là vùng công nghiệp phát triển nhất cả nước (tỉ trọng cao nhất,cơ cấu ngành đa dạng nhất,nổi bật nhất cra nước với các ngành đòi hỏi công nghệ cao như luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học,...Có nhiều trung tâm công nghiệp lớn, nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất nhất...)

- Song song với phát triển công nghiệp, vấn đề môi trường cũng cần được quan tâm để tránh tổn hại tới các ngành kinh tế khác, nhất là ngành du lịch.

Đánh giá bài viết
1 408
Sắp xếp theo

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm