Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Sông Lô, Vĩnh Phúc (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Sông Lô, Vĩnh Phúc (Lần 2) có đáp án đi kèm, được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đây là đề luyện thi THPT Quốc gia hữu ích, giúp các bạn củng cố và nâng cao kỹ năng làm bài Sử, giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Sông Lô, Vĩnh Phúc (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Sông Lô, Vĩnh Phúc (Lần 2)

TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 02 NĂM 2016

Môn: Lịch sử

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể giao đề

(Đề thi có 01 trang)

Câu 1: (3,0 điểm)

Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Theo anh/chị, các xu thế này tác động đến Việt Nam như thế nào?

Câu 2: (2,0 điểm)

Con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đã xác định cho cách mạng Việt Nam trong năm 1920 của thế kỉ XX là gì? Hãy phân tích nội dung con đường cứu nước mới do Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra.

Câu 3: (2,0 điểm)

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954, chiến thắng nào của quân và dân ta đã làm phá sản chiến lược chiến tranh "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp? Trình bày hoàn cảnh, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đó.

Câu 4: (3,0 điểm)

Hãy kể tên các thế lực ngoại xâm ở nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945 và xác định đâu là kẻ thù chính? Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy giải thích vì sao ?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử

Câu 1:

Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Theo anh/chị, các xu thế này tác động đến Việt Nam như thế nào?

  • Hầu hết các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. Ngày nay, kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế... (0,5đ)
  • Các nước lớn đã điều chỉnh các quan hệ đối với nhau theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên ... (0,5đ)
  • Sau chiến tranh lạnh tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột... (0,5đ)
  • Từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX, thế giới đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa.... (0,5đ)

Các xu thế này tác động đến Việt Nam: Thí sinh có thể trả lời theo cách riêng nhưng đúng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc vẫn cho điểm. Sau đây là những gợi ý:

  • Tạo môi trường hòa bình để phát triển mọi mặt như kinh tế, khoa học, văn hóa, giáo dục... Việt Nam có cơ hội tăng cường hợp tác, áp dụng những thành tựu khoa học – công nghệ của thế giới vào sản xuất, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển... (0,5đ)
  • Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ bị tụt hậu; hội nhập dễ bị hòa tan đánh mất bản sắc dân tộc. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước... Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ bên cạnh mang lại những tích cực cũng có những tiêu cực không dễ khắc phục ... (0,5đ)

Câu 2: Con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đã xác định cho cách mạng Việt Nam trong năm 1920 của thế kỉ XX là gì? Hãy phân tích nội dung con đường cứu nước mới do Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra.

a/ Con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đã xác định cho cách mạng Việt Nam là cách mạng vô sản: "Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài cách mạng vô sản". (0,5đ)

b/ Nội dung:

  • Con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn thể hiện thông qua trong các tài liệu: Các bài viết trên các báo, các bài tham luận trong các Hội nghị, Đại hội... Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường kách mệnh (1927).... (0,25đ)
  • Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phải gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. (0,25đ)
  • Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới, có quan hệ với cách mạng vô sản chính quốc, phải thực hiện đoàn kết quốc tế. Song không ỷ lại, trong chờ vào cách mạng chính quốc. (0,25đ)
  • Cách mạng ở các nước thuộc địa là một cuộc "dân tộc cách mệnh", có nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai, thực hiện độc lập dân tộc, từng bước thực hiện khẩu hiệu ruộng đất cho dân cày. (0,25đ)
  • Giai cấp nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn. Nông dân và Công nhân là hai người bạn đồng minh tự nhiên, phải giải phóng nông dân, song giai cấp nông dân muốn được giải phóng phải đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Ngoài công - nông là "gốc" cách mạng, cần phải tập hợp bầu bạn cách mạng như học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ. (0,25đ)
  • Phải lãnh đạo, tổ chức quần chúng đấu tranh để tiến lên lật đổ giai cấp thống trị. Cách mạng là việc chung của cả dân chúng, chứ không phải là việc riêng của vài người.
  • Sự lãnh đạo của một đảng cách mạng là điểm "cốt tử" đầu tiên của cách mạng. Đảng đó phải theo chủ nghĩa Mác - Lênin. (0,25đ)

Câu 3: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954, chiến thắng nào của quân và dân ta đã làm phá sản chiến lược chiến tranh "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp? Trình bày hoàn cảnh, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng đó.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954, chiến thắng của quân và dân ta đã làm phá sản chiến lược chiến tranh "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp là chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. (0,5đ)

a. Hoàn cảnh:

  • Âm mưu của Pháp:
    • Pháp tấn công lên Việt Bắc, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não cuộc kháng chiến, tiêu diệt quân chủ lực của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
    • Ngày 7 – 10 – 1947, Pháp huy động 12.000 quân mở cuộc tiến công lên căn cứ Việt Bắc. (0,25đ)
  • Chủ trương của ta: Đảng ra chỉ thị "Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp". (0,25đ)

b. Kết quả:

  • Hai gọng kìm của Pháp bị bẻ gãy. Ngày 19 – 12 – 1947, quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc. (0,25đ)
  • Cơ quan đầu não kháng chiến của ta được bảo vệ, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành. (0,25đ)

c. Ý nghĩa:

  • Thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 đã đưa cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược ở Đông Dương. Chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta. (0,5đ)

Câu 4: Hãy kể tên các thế lực ngoại xâm ở nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945 và xác định đâu là kẻ thù chính? Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy giải thích vì sao?

a) Kể tên: Trung Hoa Dân quốc, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Pháp. (0,5đ)

b) Xác định Pháp là kẻ thù chính............ (0,5đ)

c) Giải thích

  • Trung Hoa Dân quốc: 20 vạn THDQ kéo vào MB nước ta + tay sai phản động với âm mưu cướp chính quyền nước ta. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của THDQ là lực lượng CM- ĐCSTQ phát triển → khả năng ở lại VN lâu dài là khó → không phải kẻ thù nguy hiểm nhất.(0,25đ)
  • Đế quốc Mĩ: hậu thuận cho THDQ để chiếm nước ta. Nhưng khó khăn của Mĩ là đang tập trung đối phó ở Châu Âu và TQ nên không có điều kiện can thiệp vào Đông Dương. (0,25đ)
  • Thực dân Anh: vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào dọn dường cho Pháp xâm lược lại VN. Tuy nhiên, Anh đang tập trung lực lượng đối phó với phong trào CM ở các nước thuộc địa. → Anh can thiệp trực trực tiếp lâu dài ở VN là không thể. (0,25đ)
  • Nhật Bản: dù 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp, một số theo lệnh Anh dọn đường cho Pháp xân lược Việt Nam nhưng Nhật là nước bại trận nên không đủ điều kiện... (0,25đ)

→ Dù các nước trên đều có âm mưu chống phá CM VN nhưng mỗi nước đều có khó khăn riêng, việc chiếm và can thiệp lâu dài VN là không thể → không phải kẻ thù chính nhân dân VN. (0,25đ)

  • Thực dân Pháp
    • Dã tâm: ý chí thực dân, tư duy, hành động... (0,25đ)
    • Được sự hỗ trợ dung dưỡng Anh, THDQ → điều kiện thuận lợi (0,25đ)
    • 23/9/1945 P nổ súng đánh chiến Nam Bộ - xâm lược VN lần 2 (0,25đ)

→ Pháp là kẻ thù chính

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm