Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Quốc học Huế (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Quốc học Huế (Lần 2) là tài liệu ôn thi đại học môn Sinh chất lượng, giúp các bạn học sinh hệ thống kiến thức môn Sinh một cách toàn diện, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia cũng như kì thi đại học sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Chuyên Lào Cai

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 1)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC



ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II - 2016
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Câu 1: Một cơ thể đực mang cặp NST giới tính XY. Trong quá trình giảm phân hình thành tinh trùng, người ta phát hiện thấy một số tế bào rối loạn phân li NST ở lần giảm phân I, nhóm tế bào khác rối loạn phân li NST ở lần giảm phân II. Cơ thể trên có thể cho ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 2

Câu 2: Cho các khâu sau:

(1) Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp.

(2) Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào cho.

(3) Chuyển ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.

(4) Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn.

(5) Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp.

(6) Nhân các dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.

Trình tự các bước trong kỹ thuật chuyển gen bằng plasmit là

A. (1), (2), (3), (4), (5), (6). B. (2), (4), (1), (3), (6), (5). C. (2), (4), (1), (3), (5), (6). D. (2), (4), (1), (5), (3), (6).

Câu 3: Ở một loài thực vật, kiểu gen A- B - hoa đỏ; A-bb, aaB-, aabb hoa trắng. Cho P thuần chủng hoa đỏ lai với hoa trắng được F1: 100% hoa đỏ. Khi xử lí các hạt F1 bằng một loại hóa chất người ta thấy cặp gen Aa đã nhân đôi nhưng không phân li. Cho cây gieo từ hạt này lai với cây có kiểu gen AaBb, nhận xét nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 25 đỏ: 11 trắng.

B. Cây F1 phát sinh các giao tử với tỉ lệ là 4:4:2:2:1:1.

C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 33 đỏ: 14 trắng.

D. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 10:10:5:5:5:5:2:2:1:1:1:1.

Câu 4: Ở một loài thực vật giao phấn tự do có gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt dài, gen B quy định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt trắng. Hai cặp gen Aa, Bb phân ly độc lập. Khi thu hoạch tại một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, người ta thu được 14,25% hạt tròn, đỏ; 4,75% hạt tròn, trắng; 60,75% hạt dài, đỏ; 20,25% hạt dài, trắng.

Cho các phát biểu sau:

(1) Kiểu gen bb chiếm tỉ lệ 1/4 trong quần thể cân bằng di truyền.

(2) Cho kiểu hình hạt dài, đỏ ra trồng thì vụ sau thu được tỉ lệ kiểu hình hạt dài, đỏ là 8/9.

(3) Trong số hạt đỏ ở quần thể cân bằng di truyền, hạt đỏ dị hợp chiếm 2/3.

(4) Tần số của A, a trong quần thể trên lần lượt là 0,9 và 0,1.

Số phát biểu đúng là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 5: Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen qui định, phân li độc lập, trội lặn hoàn toàn. Xét các phép lai sau:

(1) aaBbDd x AaBBdd; (2) aaBbDD x aabbDd;

(3) AAbbDd x aaBbdd; (4) AABbdd x AabbDd.

Theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25%?

A. 3 B. 4 C. 2 D. 1

Câu 6: Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đúng về tiến hoá nhỏ?

(1) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.

(2) Tiến hoá nhỏ là quá trình có thể làm biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.

(3) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.

(4) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.

(5) Tiến hóa nhỏ hình thành các nhóm phân loại trên loài (chi, họ, bộ...).

(6) Tiến hóa nhỏ chỉ làm biến đổi tần số alen, không làm biến đổi tần số kiểu gen.

A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

Câu 7: Cho các phát biểu sau về sự hình thành loài theo quan điểm của tiến hóa hiện đại:

(1) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động vật.

(2) Sự cách ly địa lý luôn dẫn đến sự hình thành loài mới.

(3) Cách ly địa lý có vai trò duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hóa tạo nên.

(4) Hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn chỉ thực hiện thông qua cơ chế nguyên phân.

Số phát biểu đúng là

A. 1 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 8: Ở 1 loài côn trùng, con đực: XY, con cái: XX. Khi cho P thuần chủng con đực cánh đen lai với con cái cánh đốm thu được F1 toàn cánh đen. Cho F1 giao phối với nhau, F2 có tỉ lệ 3 cánh đen : 1 cánh đốm trong đó cánh đốm toàn là con cái. Biết rằng tính trạng do 1 gen qui định, gen A qui định cánh đen trội hoàn toàn so với gen a qui định cánh đốm. Giải thích nào sau đây đúng?

(1) Gen qui định màu sắc cánh nằm trên NST giới tính.

(2) Kiểu gen của con cái P là XaXa.

(3) Kiểu gen của con đực F1 là XaY.

(4) Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 1 : 1 : 1 : 1.

A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4).

Câu 9: Cho phép lai sau đây: AaBbCcDdEe x aaBbccDdee. Biết gen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen qui định 1 tính trạng, các gen phân ly độc lập, không có đột biến mới phát sinh. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng với phép lai trên?

(1) Tỷ lệ đời con có kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng là 1/128.

(2) Số loại kiểu hình được tạo thành là 32.

(3) Tỷ lệ kiểu hình trội về tất cả các tính trạng là 9/128.

(4) Số loại kiểu gen được tạo thành là 64.

A. 4. B. 3 C. 1. D. 2.

Câu 10: Một số gen trội có hại trong quần thể vẫn có thể được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giải thích nào dưới đây không đúng về nguyên nhân của hiện tượng này?

A. Gen trội chỉ gây hại ở trạng thái đồng hợp.

B. Gen trội này liên kết chặt chẽ với một gen có lợi khác.

C. Gen trội này là gen đa hiệu.

D. Gen trội này được biểu hiện trước tuổi sinh sản.

Câu 11: Cho các ví dụ sau:

(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác.

(2) Cánh dơi và tay người.

(3) Gai hoa hồng và gai cây hoàng liên.

(4) Tua cuốn của đậu và gai xương rồng.

(5) Ruột thừa ở người và manh tràng ở thỏ.

Có bao nhiêu ví dụ phản ánh tiến hóa đồng quy?

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 12: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có các phát biểu sau về chọn lọc tự nhiên (CLTN)

(1) CLTN quy định chiều hướng tiến hóa.

(2) CLTN không loại bỏ hoàn toàn các gen lặn có hại trong quần thể.

(3) CLTN tạo ra các kiểu gen thích nghi trong quần thể.

(4) CLTN không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên toàn bộ quần thể.

(5) CLTN tác động trực tiếp lên từng alen.

Số phát biểu đúng là

A. 2 B. 1 C. 4 D. 3

Câu 13: Cho các thông tin sau:

(1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.

(2) Vi khuẩn sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn.

(3) Chất nhân chỉ chứa 1 phân tử ADN kép vòng nên các đột biến khi xảy ra đều biểu hiện ra ngay kiểu hình.

(4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.

Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là

A. (2), (4). B. (1), (4). C. (2), (3). D. (3), (4).

Câu 14: Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1. Biết rằng trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp.

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

(2) Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.

(3) Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.

(4) Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 15: Để tạo ra thể đột biến ở thực vật có kiểu gen đồng hợp kháng bệnh người ta tiến hành quy trình sau:

(1) Xử lý hạt giống bằng tia phóng xạ rồi gieo hạt mọc thành cây.

(2) Chọn các cây kháng bệnh.

(3) Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.

(4) Cho các cây con kháng bệnh tự thụ để tạo thành dòng thuần chủng.

Thứ tự đúng của các bước trong quy trình là

A. (1), (4), (2), (3). B. (1), (3), (4), (2). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (3), (2), (4)

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

1. C

11. A

21. D

31. B

41. A

2. C

12. A

22. C

32. B

42. A

3. D

13. C

23. A

33. A

43. B

4. C

14. C

24. C

34. C

44. A

5. A

15. D

25. D

35. C

45. D

6. A

16. B

26. D

36. B

46. C

7. A

17. D

27. B

37. D

47. B

8. B

18. B

28. B

38. A

48. D

9. B

19. B

29. C

39. D

49. B

10. D

20. A

30. A

40. C

50. A

Đánh giá bài viết
5 4.034
Sắp xếp theo

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm