Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học của quý thầy cô và các bạn học sinh sẽ được trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết khi bạn sở hữu tài liệu: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 3)

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học có đáp án

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Krông Ana, Đăk Lăk

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh (Lần 1)

Mời làm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 3) Online

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3
Năm học 2016 - 2017
Bài thi : KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn: SINH HỌC LỚP 12 THPT
Thời gian làm bài: 50 phút
(không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?

A. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
B. Mã di truyền là mã bộ ba.
C. Mã di truyền có tính thoái hoá.
D. Mã di truyền có tính phổ biến.

Câu 2: Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì:

A. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn.
B. trong quần thể cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
C. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chịu tốt với những thay đổi của môi trường.
D. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong.

Câu 3: Làm thế nào để phân biệt đột biến gen trên ADN của lục lạp ở thực vật làm lục lạp mất khả năng tổng hợp diệp lục dẫn tới xuất hiện màu trắng ở lá với đột biến của gen trên ADN trong nhân gây bệnh bạch tạng của cây?

A.Trường hợp đột biến ngoài nhân, gen đột biến sẽ di truyền, đột biến trong nhân gen đột biến không di truyền được cho thế hệ tế bào sau.
B. Trường hợp đột biến ngoài nhân, gen đột biến sẽ không di truyền, đột biến trong nhân gen đột biến có thể di truyền được cho thế hệ tế bào sau
C. Không thể phân biệt được.
D. Trường hợp đột biến ngoài nhân sẽ gây hiện tượng lá có đốm xanh đốm trắng, đột biến trong nhân sẽ làm toàn thân có màu trắng.

Câu 4: Sự kiện nào sau đây không thuộc giai đoạn tiến hóa tiền sinh học?

A. Sự xuất hiện các enzim.
B. Sự xuất hiện cơ chế sao chép.
C. Hình thành các chất hữu cơ phức tạp.
D. Sự hình thành lớp màng.

Câu 5: Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là

A. biến dị xác định. B. biến dị cá thể.
C. chọn lọc tự nhiên. D. chọn lọc nhân tạo.

Câu 6: Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?

A. Cách li địa lí. B. Cách li cơ học.
C. Cách li tập tính. D. Cách li sinh thái.

Câu 7: Một phân tử ADN của tế bào vi khuẩn có A = 20%; G = 30000. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 4 lần, số nuclêôtit môi trường nội bào cung cấp để tạo nên các phân tử ADN có nguyên liệu hoàn toàn mới là

A. 16.104. B. 15.104. C. 14.105. D. 15.105.

Câu 8: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của

A. giao phối ngẫu nhiên. B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 9: Cho biết tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật Menđen và hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Để kiểm tra kiểu gen của cây hoa đỏ (cây M), phương pháp nào sau đây không được áp dụng?

A. Cho cây M lai với cây có kiểu gen dị hợp.
B. Cho cây M lai với cây hoa đỏ thuần chủng.
C. Cho cây M lai với cây hoa trắng.
D. Cho cây M tự thụ phấn.

Câu 10: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?

A. Dịch mã. B. Tái bản ADN.
C. Phiên mã. D. Nhân đôi nhiễm sắc thể.

Câu 11: Khi lai gà lông đen với gà lông trắng đều thuần chủng được F1 có màu lông đốm. Tiếp tục cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 1 lông đen : 2 lông đốm : 1 lông trắng. Tính trạng màu lông gà đã di truyền theo quy luật

A. di truyền trội không hoàn toàn. B. tác động gen át chế.
C. phân li. D. tác động cộng gộp.

Câu 12: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc của nhiễm sắc thể có đường kính

A. 300nm. B. 110 A0. C. 300 A0. D. 11nm.

Câu 13: Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể là

A. mất đoạn và đảo đoạn.
B. đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
C. mất đoạn và lặp đoạn.
D. lặp đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.

Câu 14: Đặc điểm cơ bản nhất đối với quần thể sinh vật là:

A. tập hợp các cá thể cùng tồn tại ở một thời điểm xác định.
B. tập hợp các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.
C. tập hợp các cá thể trong cùng một loài.
D. tập hợp các cá thể có khả năng sinh sản tạo ra những cơ thể mới.

Câu 15: Người ta có thể tạo ra cây lai khoai tây và cà chua bằng cách

A. trộn đều hạt phấn của khoai tây và cà chua với nhau sau đó thụ phấn cho cà chua và khoai tây.
B. cho thụ phấn giữa hạt phấn cà chua với hoa của khoai tây đã loại bỏ nhị.
C. lấy hạt phấn của khoai tây để thụ phấn cho hoa cà chua.
D. lai tế bào xôma tạo thành tế bào lai sau đó nuôi cấy mô tế bào để tạo cây lai.

Câu 16: Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu

A. để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng.
B. để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp.
C. vì plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai.
D. để giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit.

Câu 17: Ở người, gen qui định tật dính ngón tay 2 và 3 nằm trên nhiễm sắc thể Y, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể X. Một người đàn ông bị tật dính ngón tay 2 và 3 lấy vợ bình thường, sinh con trai bị tật dính ngón tay 2 và 3. Người con trai này đã nhận gen gây tật dính ngón tay từ

A. mẹ. B. bố. C. bà nội. D. ông ngoại.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Mức phản ứng của một kiểu gen không thay đổi và không di truyền.
B. Muốn giống phát huy hết tiềm năng năng suất cần tạo điều kiện môi trường tốt nhất.
C. Sản lượng sữa của bò phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc.
D. Thường biến không di truyền được.

Câu 19: Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là

A. sinh cảnh. B. nơi ở.
C. ổ sinh thái. D. giới hạn sinh thái.

Câu 20: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?

A. Hóa thạch. B. Cơ quan tương tự.
C. Cơ quan thoái hóa. D. Cơ quan tương đồng.

Câu 21: Khi nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen cần phải tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất. Một học sinh đã đưa ra các phương pháp để tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất như sau:

(1). Nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen dị hợp.
(2). Nuôi cấy mô tế bào thực vật.
(3). Sử dụng trẻ đồng sinh.
(4). Nhân giống thực vật bằng giâm, chiết, ghép.
(5). Cho các cây F1 dị hợp tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ.

Học sinh đó đã đưa ra số phương pháp đúng là:

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 22: Cho các thành tựu sau:

(1). Tạo chủng vi khuẩn E.Coli sản xuất insulin người.
(2). Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm luợng đường cao.
(3). Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao hơn dạng lưỡng bội bình thường.
(4). Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β-caroten (tiền vitamin A) trong hạt.
(5). Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.

Các thành tựu của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là?

A. (2), (3). B. (2), (4). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (5).

Câu 23: Cho các nguyên nhân sau:

1. Do NST đứt gãy, sau đó nối lại một cách không bình thường.
2. Do sự phân li không bình thường của NST, xảy ra ở kì sau của quá trình phân bào.
3. Do sự rối loạn quá trình trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu giảm phân I.
4. Do sự phá hủy hoặc không xuất hiện thoi phân bào.

Nguyên nhân dẫn đến đột biến số lượng NST là

A. 1, 2, 4. B. 2, 3, 4. C. 2, 4. D. 1, 3.

Câu 24: Cho các nhận định sau:

(1) Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ ở cây giao phấn sẽ thu được các dòng thuần chủng.
(2) Giao phấn giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau sẽ tạo được kiểu gen dị hợp.
(3) Tự thụ phấn chỉ xảy ra ở cây có hoa lưỡng tính.
(4) Thụ phấn chéo làm tăng tính đa dạng di truyền trong quần thể.
(5) Tự thụ phấn luôn dẫn đến thoái hóa giống.

Số nhận định sai là:

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 25: Có bao nhiêu vai trò dưới đây là đúng khi nói về vai trò của việc nghiên cứu giới hạn sinh thái:

(1). Tạo điều kiện tốt thuận lợi cho vật nuôi cây trồng về mỗi nhân tố sinh thái.
(2). Mỗi loài có giới hạn đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Do vậy trong công tác nuôi trồng ta không cần bận tâm đến khu phân bố.
(3). Khi biết được giới hạn sinh thái từng loài đối với mỗi nhân tố sinh thái ta phân bố chúng một cách hợp lí. Điều này có ý nghĩa trong công tác di nhập vật nuôi, cây trồng.
(4). Nên giữ môi trường ở giới hạn dưới hoặc giới hạn trên để sinh vật khỏi bị chết.

Phương án đúng là:

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 26: Gen B bị đột biến thành alen b. Cặp alen Bb cùng nhân đôi một số lần đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp tổng số 93000 nuclêôtit loại A và G. Số nucleôtit loại A môi trường cung cấp cho gen B là 21731, số nucleôtit loại G môi trường cung cấp cho gen b là 24800. Biết chiều dài của hai alen đều bằng 5100A0 và đột biến chỉ liên quan đến một cặp nucleôtit duy nhất. Có bao nhiêu khẳng định sau đây không đúng?

(1). Tổng số nuclêôtit loại X môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của cả hai alen là 49569 nuclêôtit.
(2). Gen B có 701 nucleôtit loại T.
(3). Cả hai gen đều đã nhân đôi 5 lần.
(4). Đột biến gen B thành alen b là đột biến thay thế cặp G – X bằng cặp A - T.

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Câu 27: Cho phép lai (P): ♀AaBbDd x ♂AaBbDd. Biết rằng: 8% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường; 16% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường; các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau. Số loại kiểu gen đột biến tối đa có thể thu được ở F1 là

A. 64. B. 204. C. 96. D. 108.

Câu 28: Cho các nhân tố sau:

(1) Chọn lọc tự nhiên (2) Tự thụ phấn
(3) Di – nhập gen (4) Giao phối ngẫu nhiên
(5) Đột biến gen A → a (6) Thiên tai, dịch bệnh

Số lượng nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là

A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 29: Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây.

(1). Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (III) sinh con có nhóm máu B và bị bệnh trên là 1/18.
(2). Có 6 người chắc chắn biết kiểu gen.
(3). Gen gây bệnh di truyền là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
(4). Chỉ có 1 kiểu gen quy định nhóm máu ở người số (8) ở thế hệ thứ 2.

Biết các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người và sự di truyền bệnh trên độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

Câu 30: Quần thể ban đầu đang cân bằng di truyền có q(a)=0,01, các đồng hợp tử lặn chết trong dạ con. Hãy tính tần số các alen sau 1 thế hệ?

A. p(A) = 0,9901; q(a) = 0,0099. B. p(A) = 0,9001; q(a) = 0,0999.
C. p(A) = 0,9801; q(a) = 0,0199. D. p(A) = 0,901; q(a) = 0,099.

Câu 31: Cho các phát biểu sau đây:

(1) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
(2) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
(3) Đột biến và di - nhập gen là nhân tố tiến hoá có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
(5) Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
(6) Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen trội.

Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là

A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.

Câu 32: Cho các phương pháp sau:

(1) Đưa thêm gen lạ vào hệ gen.
(2) Thay thế nhân tế bào.
(3) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
(4) Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng.
(5) Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.

Các phương pháp để tạo sinh vật biến đổi gen là

A. (2), (4), (5). B. (3), (4), (5). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (5).

Câu 33: Cấu trúc xương của phần trên ở tay người và cánh dơi là rất giống nhau, trong khi đó các xương tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỷ lệ rất khác. Tuy nhiên, các số liệu di truyền chứng minh rằng tất cả ba loài sinh vật nói trên đều được phân li từ một tổ tiên chung trong cùng một thời điểm. Điều nào dưới đây là lời giải thích đúng nhất cho các số liệu này?

A. Cá voi xếp vào lớp thú là không đúng.
B. Sự tiến hóa của chi trước thích nghi với người và dơi nhưng chưa thích nghi với cá voi.
C. Các gen đột biến ở cá voi nhanh hơn so với người và dơi.
D. Do chọn lọc tự nhiên trong môi trường nước tác động tích lũy những biến đổi quan trọng trong giải phẫu chi trước của cá voi.

Câu 34: Hãy lựa chọn từ điền vào chỗ trống (1), (2), (3) để hoàn thành nội dung câu sau:

Nguyên nhân về số lượng cá thể trong quần thể sinh vật luôn thay đổi và nhiều quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học là do: Số lượng cá thể trong quần thể tăng nhanh, khai thác ngày càng nhiều nguồn sống, do đó thiếu hụt nguồn sống dẫn đến các cá thể ....(1)...gay gắt giành nguồn sống. Trong điều kiện sống khó khăn đó, sức sinh sản của quần thể ...(2)... và mức độ tử vong tăng lên, từ đó quần thể tiến tới giai đoạn...(3)...trên đường cong tăng trưởng thực tế.

A. tranh giành, giảm, ổn định.
B. cạnh tranh, giảm, không ổn định.
C. cạnh tranh, tăng, ổn định.
D. cạnh tranh, giảm, ổn định.

Câu 35: Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:

(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.
(2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh.
(3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.
(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè.
(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím ở biển tím và nhím ở biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.
(6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép.

Đáp án đúng là

A. (2), (4), (5). B. (2), (3), (5). C. (2), (3), (6). D. (1), (3), (6).

Câu 36: Có một cơ thể thực vật có kích thước lớn hơn so với các cây cùng loài. Người ta đưa ra 2 giả thuyết để giải thích cho sự hình thành kiểu hình khác thường của cây này.

Giả thuyết 1 cho rằng cây này là một dạng đột biến đa bội.

Giả thuyết 2 cho rằng cây này không bị đột biến nhưng do thường biến gây nên sự thay đổi về kiểu hình.

Có các phương pháp sau cho phép xác định được cây này là do đột biến đa bội hay do thường biến:

(1) Lấy hạt của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh kiểu hình với các cây của loài này ở trong cùng một môi trường.
(2) Sử dụng phương pháp quan sát bộ NST của tế bào ở cây này và so sánh với bộ NST của loài.
(3) Tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng cho cây này và so sánh sự phát triển của cây này với các cây cùng loài.
(4) Cho cây này lai phân tích để xác định kiểu gen đồng hợp hay dị hợp.
(5) Cho cây này lai với các cây cùng loài, dựa vào tỉ lệ kiểu hình đời con để rút ra kết luận.

Trong các phương pháp trên có bao nhiêu phương pháp không đúng?

A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 37: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa đỏ; alen B quy định quả dài trội hoàn toàn so với alen b quy định quả tròn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cây dị hợp về hai cặp gen trên thụ phấn với cây hoa tím, quả tròn thuần chủng. Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở đời con là đúng?

A. Trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình hoa tím, quả tròn chiếm tỉ lệ 50%.
B. Tất cả các cây thu được ở đời con đều có kiểu hình hoa tím, quả tròn.
C. Trong tổng số cây thu được ờ đời con, số cây có kiểu hình hoa đỏ, quả tròn chiếm tỉ lệ 50%.
D. Đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.

Câu 38: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong
tự nhiên?

A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.

Câu 39: Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước nhỏ nhất?

A. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050 m2 và có mật độ 9 cá thể/1m2
B. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835 m2 và có mật độ 33 cá thể/1m2.
C. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150 m2 và có mật độ 12 cá thể/1m2.
D. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800 m2 và có mật độ 34 cá thể/1m2.

Câu 40: Cho cấu trúc di truyền của một quần thể người về hệ nhóm máu A, B, AB, O: 0,25IAIA + 0,20IAIO + 0,09IBIB + 0,12IBIO + 0,30IAIB + 0,04IOIO = 1. Tần số tương đối của mỗi alen IA, IB, IO tương ứng là

A. 0,5 : 0,2 : 0,3. B. 0,3 : 0,5 : 0,2. C. 0,5 : 0,3 : 0,2. D. 0,2 : 0,5 : 0,3.

------------------------- Hết ---------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh: ..........................

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

1. A

2. D

3. D

4. C

5. D

6. B

7. C

8. D

9. B

10. A

11. A

12. C

13. B

14. C

15. D

16. B

17. B

18. A

19. C

20. A

21. B

22. A

23. C

24. C

25. D

26. D

27. B

28. D

29. B

30. A

31. D

32. D

33. D

34. D

35. C

36. B

37. A

38. C

39. C

40. C

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm