Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn GDCD lần 2 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn GDCD lần 2 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn GDCD lần 2 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.

1. Đề thi thử tốt nghiệp môn GDCD năm 2023 trường Hàn Thuyên

Câu 1: Anh H có nhiều phát minh, sáng kiến mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nên được tăng lương trước thời hạn là thể hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?

A. Quyết định mức lương và phụ cấp chức vụ.

B. Tự chủ giao kết hợp đồng lao động.

C. Lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc.

D. Ưu đãi người có trình độ chuyên môn cao.

Câu 2: Hình thức tín ngưỡng có tổ chức với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy là

A. tôn giáo.

B. tín ngưỡng.

C. cơ sở tôn giáo.

D. hoạt động tôn giáo.

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây người sử dụng lao động không có quyền sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với lao động nữ?

A. Mất sức lao động 80%.

B. Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

C. Nghỉ việc không có lý do.

D. Thường xuyên đi làm muộn.

Câu 4: Khi H’Hen Niê - một cô gái người dân tộc Ê - đê đăng quang hoa hậu hoàn vũ Việt Nam năm 2018 đã có một bộ phận giới trẻ tỏ ra bất mãn và công kích vì H’Hen Niê là người dân tộc thiểu số. Hành vi này thể hiện

A. sự phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số.

B. quyền tự do ngôn luận của công dân.

C. sự bình đẳng trong thị hiếu và hưởng thụ văn hóa.

D. quyền dân chủ của công dân.

Câu 5: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc khung hình phạt tù từ trên 3 năm đến 7 năm là thuộc loại tội phạm nào sau đây?

A. Rất nghiêm trọng.

B. Đặc biệt nghiêm trọng.

C. Ít nghiêm trọng.

D. Nghiêm trọng.

Câu 6: Chủ thể nào dưới đây có quyền tố cáo?

A. Chỉ tổ chức.

B. Chỉ cá nhân.

C. Cơ quan, tổ chức và cá nhân.

D. Chỉ những người trên 18 tuổi.

Câu 7: Trước ngày bầu cử ông K bị tai nạn giao thông phải nhập viện nên không thể tham gia bầu cử được. Trong ngày bầu cử, do muốn có thành tích là hoàn thành sớm công tác bầu cử, ông T tổ trưởng phụ trách tổ bầu cử nơi ông K đăng kí bầu cử đã chỉ đạo ông V mang phiếu bầu cử đến để vợ ông K bầu hộ, do vợ ông K không có ở nhà nên ông V đã tự ý gạch luôn một số người trong phiếu của ông K rồi bỏ vào hòm phiếu. Trong trường hợp trên những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?

A. Ông T và vợ ông K.

B. Ông T, ông V và vợ ông K.

C. Ông V và vợ ông K.

D. Ông T và ông V.

Câu 8: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác thể hiện ở đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính cố định bất biến.

C. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính quyền lực bắt buộc chung.

Câu 9: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?

A. Không đi xa vào thứ 6 ngày 13.

B. Xem bói.

C. Yểm bùa.

D. Thắp hương cho tổ tiên.

Câu 10: Hạ bậc lương là trách nhiệm pháp lý của vi phạm

A. dân sự.

B. hình sự.

C. kỷ luật.

D. hành chính.

Câu 11: Công dân không được thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp đang

A. bị nghi ngờ phạm tội.

B. chấp hành hình phạt tù.

C. điều trị sau phẫu thuật.

D. bị tạm giam.

Câu 12: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là bình đẳng trong quan hệ

A. nhân thân.

B. tài sản.

C. việc làm.

D. nhà ở.

Câu 13: Trong các hành vi sau, hành vi nào là vi phạm dân sự?

A. Buôn hàng giả có giá trị 25 triệu đồng.

B. Làm giả giấy tờ tùy thân.

C. Cán bộ, công nhân đi làm muộn giờ.

D. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.

Câu 14: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

A. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

B. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

Câu 15: Theo quy định của pháp luật, người vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì bị xác định là vi phạm

A. hình sự do vô ý.

B. dân sự do cố ý.

C. hình sự do cố ý.

D. hành chính do vô ý.

Câu 16: Công dân không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm khi tự ý thực hiện hành vi nào dưới đây ?

A. Ngụy tạo bằng chứng tố cáo người khác.

B. Phát tán thông tin mật của cá nhân.

C. Bảo mật danh tính cá nhân.

D. Tiết lộ bí mật đời tư của người khác.

Câu 17: Việc làm nào sau đây được nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra?

A. Việc giải quyết khiếu nại của công dân tại địa phương.

B. Mức đóng góp xây dựng ngân sách địa phương.

C. Đề án xây dựng nhà máy thủy điện.

D. Xây dựng các hương ước, quy ước dòng họ.

Câu 18: Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã quyết định xử phạt việc chị K khi chị kinh doanh hàng mĩ phẩm không đảm bảo chất lượng. Việc làm của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính kỉ luật nghiêm minh.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.

D. Tính chặt chẽ về hình thức.

Câu 19: Ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp nào dưới đây?

A. Đang chuẩn bị thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

B. Nghi ngờ thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

C. Đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm.

D. Đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.

Câu 20: Công dân tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm là thể hiện nội dung bình đẳng về

A. quyền tự do lao động.

B. công bằng trong lao động.

C. hợp đồng lao động.

D. thực hiện quyền lao động.

Câu 21: Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung bình đẳng trong lao động?

A. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động.

B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

D. Bình đẳng giữa những người sử dụng lao động.

Câu 22: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?

A. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí.

B. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.

C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.

D. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp.

Câu 23: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của hình thức tuân thủ pháp luật?

A. Không lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh.

B. Vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn vàng.

C. Dàn hàng hai, hàng ba, gây cản trở các phương tiện khác.

D. Không nhường đường cho xe cứu thương.

Câu 24: Theo nội dung của quy luật cung - cầu, khi giá cả một hàng hoá nào đó giảm mà thu nhập không tăng thì cầu có xu hướng

A. tăng lên.

B. ổn định.

C. giảm xuống.

D. giữ nguyên.

Câu 25: Đối tượng lao động của người thợ mộc là

A. máy xẻ gỗ.

B. máy bào gỗ.

C. sợi dệt vải.

D. gỗ.

Câu 26: Ông P bán mảnh đất của gia đình được một số tiền lớn. Ông đã dùng một phần số tiền đó để đầu tư cho con trai đi du học tại Anh, phần còn lại ông mở cửa hành kinh doanh ăn uống. Khi con gái chuẩn bị lấy chồng, ông mua một chiếc xe máy SH với giá 70 triệu đồng làm của hồi môn cho con. Trong trường hợp này, chức năng nào của tiền tệ không được thực hiện?

A. Tiền tệ thế giới.

B. Phương tiện lưu thông.

C. Phương tiện cất trữ.

D. Thước đo giá trị.

Câu 27: Thấy M đi chơi với S về muộn, V và H cho rằng M tán tỉnh S nên đã kéo vào nhốt M tại phòng trọ nhà mình, bắt phải hứa lần sau không được đến gần S nữa rồi 2 tiếng sau mới thả cho về. Vài hôm sau, M và K (bạn của M) gặp V và H trong đám cưới. Sẵn có hơi men, K và M đã gây gổ và dạy cho V và H bài học để trả thù. Những ai vi phạm quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân?

A. V, H và K.

B. M và K.

C. V, H, K, M.

D. V, và H.

Câu 28: Là một công ty chuyên kinh doanh hoa quả sạch tại tỉnh X, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ cam trên thị trường tăng mạnh nên anh P đã mở rộng hệ thống các cửa hàng đại lý loại trái cây này ở nhiều nơi, đặc biệt là các thành phố lớn làm doanh thu tăng mạnh. Anh P đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

B. Hoàn thiện hệ thống kiến trúc thượng tầng.

C. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất.

D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

Câu 29: Một trong những nội dung của quyền tự do ngôn luận của công dân là

A. tố cáo người có hành vi vi phạm pháp luật.

B. trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng trường học.

C. nói những điều mà mình thích.

D. nói bất cứ vấn đề gì ở nơi đông người.

Câu 30: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để

A. thăm dò tin tức nội bộ.

B. tiếp thị sản phẩm đa cấp.

C. dập tắt vụ hỏa hoạn.

D. tìm đồ đạc bị mất trộm.

Câu 31: Hiện nay, tại các thành phố lớn, không ít người đi bộ bất chấp quy tắc giao thông, ngang nhiên đi lên đường cao tốc, băng qua đường, đi xuống lòng đường, gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Từ thực tế trên, pháp luật có quy định tăng mức xử phạt đối với người đi bộ nếu vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Quy định này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A. Bản chất giai cấp.

B. Bản chất xã hội.

C. Bản chất chính trị.

D. Bản chất văn hóa.

Câu 32: Ông G đã có nhiều bài viết đăng tải trên mạng Internet với nội dung chưa có căn cứ rõ ràng về các chính sách của Nhà nước ta. Hành vi của ông G đã thực hiện không đúng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền khiếu nại và tố cáo.

B. Quyền tham gia quản lí Nhà nước.

C. Quyền tự do thông tin.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 33: Được Phó Giám Đốc bệnh viện là ông K thường xuyên giúp đỡ trong công việc nên bà L là Phó khoa bệnh viện X đã tự ý nhập 40 test Alere HIV Combo Nhật Bản để làm xét nghiệm kiểm chứng kết quả xét nghiệm bằng test ½. Do không đủ số lượng nên bà L đã chỉ đạo nhân viên là chị M và anh P cắt dọc que thử để sử dụng. Chị M đã cắt đôi gần 40 que thử và trộn mẫu máu của 4 bệnh nhân vào để tiến hành test, đồng thời còn ghi mã khống hơn 1000 kết quả trong sơ đồ xét nghiệm. Anh P phản đối việc làm của chị M và không thực hiện theo chỉ đạo của bà L nhưng sợ bị trù dập nên không dám nói với ai. Những ai dưới đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật?

A. Chị M, ông K và anh P.

B. Bà L, chị M, ông K và anh P.

C. Bà L, chị M và anh P.

D. Bà L và chị M.

Câu 34: Nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp thông qua quyền

A. bầu cử và ứng cử.

B. tự do ngôn luận.

C. tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.

D. khiếu nại và tố cáo.

Câu 35: Vào giờ tan học buổi chiều, người ta thấy một cảnh sát giao thông yêu cầu 4 học sinh đang đi xe đạp phải dừng lại vì các học sinh này đã đi vào đường ngược chiều. Hai học sinh lớp 11 (17 tuổi) bị cảnh sát giao thông phạt tiền với mức phạt mỗi người là 100.000đ. Hai học sinh lớp 10 (15 tuổi) thì không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo bằng văn bản. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông đối với 4 bạn học sinh đi xe đạp vào đường ngược chiều là thể hiện công dân bình đẳng

A. về quyền và nghĩa vụ.

B. về trách nhiệm pháp lí.

C. khi tham gia giao thông.

D. trước pháp luật.

Câu 36: Ở nước ta, cơ quan nào dưới đây được gọi là cơ quan lập pháp?

A. Viện kiểm sát.

B. Tòa án.

C. Chính phủ.

D. Quốc hội.

Câu 37: Gia đình ông Q bị Chủ tịch UBND huyện ra quyết định phá dỡ công trình đang xây dựng. Khi cho rằng quyết định trên là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, gia đình ông Q cần chọn cách giải quyết nào dưới đây theo đúng quy định pháp luật?

A. Làm đơn tố cáo.

B. Làm đơn khiếu nại.

C. Làm đơn nộp tiền .

D. Kiên quyết chống đối.

Câu 38: Trường hợp nào dưới đây không thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

A. S trúng tuyển vào đại học vì được cộng điểm ưu tiên là người dân tộc thiểu số.

B. Nam đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn nữ thì không.

C. H và P đều đủ điều kiện để vào làm việc tại công ty X nhưng chỉ A được nhận vào làm vì có chú làm giám đốc công ty này.

D. Trong lớp có bạn được miễn học phí, còn các bạn khác thì không.

Câu 39: Mặc dù bị bạn xấu dụ dỗ, lôi kéo nhiều lần nhưng N vẫn cương quyết không tham gia cổ vũ đua xe. Bạn N đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 40: Mọi công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Thay đổi địa bàn cư trú.

B. Xây dựng nguồn quỹ xã hội.

C. Đăng kí hồ sơ đấu thầu.

D. Bảo vệ an ninh quốc gia.

2. Đáp án đề thi thử tốt nghiệp môn GDCD năm 2023 trường Hàn Thuyên

CâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/a
1D11B21D31B
2A12A22C32D
3B13B23A33C
4A14D24A34A
5D15A25D35B
6B16C26C36D
7D17A27B37B
8A18C28A38C
9D19C29B39A
10C20D30C40C

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn GDCD lần 2 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Thi THPT Quốc gia 2023.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc Gia môn GDCD

    Xem thêm