Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử Trạng nguyên Tiếng Việt cấp huyện lớp 3 năm 2024

Trạng Nguyên tiếng Việt lớp 3 vòng thi huyện

Đề thi thử Trạng nguyên Tiếng Việt cấp huyện lớp 3 dưới đây nằm trong bộ đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 năm học 2021 - 2022 do VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đề thi Tiếng Việt gồm 30 câu trắc nghiệm Tiếng Việt khác nhau giúp học sinh lớp 3 ôn tập kiến thức đã học hiệu quả và chuẩn bị cho vòng thi chính thức vào tháng 2/2022.

  • Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 3 Vòng 17 năm học 2021 - 2022
  • Đề thi trạng nguyên Tiếng Việt khối Tiểu Học vòng 17 năm 2021 - 2022

C1: Từ nào sau đây trái nghĩa với "đẹp"?

A. xấu

B. thấp

C. xinh

D. cao

C2: Trong các câu sau, câu nào sử dụng đúng dấu phẩy?

A. Lan và, Hoa cùng đi bộ đến trường.

B. Cô em, mẹ em và bà ngoại đều là giáo viên.

C. Đồng cỏ xanh, ngắt, lấm chấm, vài bông hoa tím.

D. Sáng nay, em đi đến, trường bằng xe đạp.

C3: Cặp hình ảnh nào được so sánh với nhau trong khổ thơ sau?

"Trăng như con thuyền nhỏ

Trôi cùng gió với sao."

(Linh Anh)

A. trăng - gió

B. trăng - con thuyền nhỏ

C. trăng - sao

D. gió - sao

C4: Cái hoa "bận" như thế nào trong đoạn thơ sau?

"Con chim bận bay

Cái hoa bận đỏ

Cờ bận vẫy gió

Chữ bận thành thơ

Hạt bận vào mùa

Than bận làm lửa."

(Trinh Đường)

A. vào mùa

B. vẫy gió

C. đỏ

D. làm lửa

C5: Đáp án nào gồm các từ chỉ hoạt động trong câu dưới đây?

"Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ."

(Thanh Tịnh)

A. rộng, muốn

B. nhìn, bay

C. nhưng, còn

D. chim, trời

C6: Trong các câu sau, câu nào viết đúng chính tả?

A. Chiếc áo có màu xanh ra trời.

B. Bác ngư dân có làn gia rám nắng.

C. Mẹ ra đồng từ sáng sớm.

D. Hạt tiêu dùng làm da vị trong các món ăn.

C7: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm:

"Con người muốn sống, con ơi

Phải ... đồng chí, ... người anh em."

(Theo Tố Hữu)

A. quý

B. thương

C. mến

D. yêu

C8: Tiếng nào sau đây có thể ghép với tiếng "đồng" để tạo thành từ có nghĩa là "người cùng chung nòi giống"?

A. bào

B. chí

C. hương

D. bạc

C9: Những câu thơ sau nằm trong bài thơ nào?

"Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?"

(Tố Hữu)

A. Vàm Cỏ Đông

B. Quạt cho bà ngủ

C. Tiếng ru

D. Mẹ vắng nhà ngày bão

C10: Những sự vật nào được so sánh với nhau trong hai câu văn sau?

"Mái tóc mẹ mềm mượt như dòng suối chảy. Mẹ hay gội đầu bằng bồ kết và lá bưởi nên lúc nào cũng thoang thoảng mùi hương dịu dàng."

A. mái tóc - lá bưởi

B. dòng suối - bồ kết

C. mái tóc mẹ - dòng suối chảy

D. dòng suối - lá bưởi

C11: Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả?

A. hoa xen

B. củ xắn

C. cây sấu

D. quả xim

C12: Từ nào dưới đây chỉ một điệu hát lưu truyền trong dân gian, thường không rõ tác giả?

A. dân ca

B. múa ca

C. hát ca

D. ca sĩ

C13: Giải câu đố sau:

Cái gì không miệng

Mà lại có răng

Giúp bé siêng năng

Hằng ngày chải tóc?

A. cái dây buộc tóc

B. cái cặp tóc

C. cái lược

D. cái kẹp tóc

C14: Trong truyện cổ tích "Hũ bạc của người cha", ở lần thứ 2, sau khi đưa tiền cho cha nhưng người cha liền ném tiền vào bếp lửa, người con đã làm gì?

A. Thản nhiên đứng nhìn

B. Vội thọc tay vào lửa để lấy ra

C. Vùng vằng bỏ đi

D. Khóc và trách người cha của mình

C15: Khi nhìn thấy tiền của mình bị cha ném vào lửa, tại sao người con trong truyện "Hũ bạc của người cha" lại bất chấp lửa nóng mà vội thọc tay vào để lấy ra?

A. Vì số tiền đó có giá trị rất lớn.

B. Vì đó là tiền anh chắt chiu làm lụng, dùng sức lao động để có được.

C. Vì người con đang rất cần tiền để trang trải cuộc sống.

D. Vì người con đang rất cần tiền để trả nợ.

C16: Từ nào dưới đây viết sai chính tả?

A. sum họp

B. săn sóc

C. san xẻ

D. sung túc

C17: Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?

A. sao xuyến

B. sửa xoạn

C. sửa soạn

D. xum vầy

C18: Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây thuộc chủ đề gia đình?

A. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

B. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

C. Dám nghĩ dám làm

D. Con hiền cháu thảo

C19: Từ trái nghĩa với từ "ngoài" bắt đầu bằng "ch" hoặc "tr" là từ:

A. chen

B. trong

C. chiên

D. trên

C20: Câu "Mẹ em làm bánh rán." thuộc câu kiểu nào?

A. Khi nào?

B. Ai là gì?

C. Ai làm gì?

D. Ở đâu?

C21: Tìm các từ chỉ hoạt động trong hai câu thơ sau:

"Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước ; con chim ca, yêu trời"

(Tố Hữu)

A. hoa, mật, trời

B. nước, chim, hoa

C. làm, bơi, ca

D. cá, hoa, chim

C22: Trong các từ sau, từ nào là tên một nghề?

A. công ty

B. công trường

C. công nhân

D. công sở

C23: Tiếng nào dưới đây ghép được với tiếng "nhà" để tạo thành từ có nghĩa?

A. nấu

B. mưa

C. đi

D. mái

C24: Cặp hình ảnh nào được so sánh với nhau trong câu sau?

"Cánh đồng lúa chín vàng như tấm thảm khổng lồ."

A. tấm thảm - khổng lồ

B. chín vàng - khổng lồ

C. cánh đồng lúa - tấm thảm

D. lúa chín - tấm thảm

C25: Từ nào dưới đây viết sai chính tả?

A. chong chóng

B. trong lành

C. chong veo

D. trong vắt

C26: Đáp án nào sau đây là thành ngữ, tục ngữ?

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Lá vàng đùm lá rách.

C. Lá lành bọc lá rách.

D. Lá vàng bọc lá rách.

C27: Nội dung truyện "Hũ bạc của người cha" khuyên răn chúng ta điều gì?

A. Cần phải biết giúp đỡ những người bạn bè

B. Cần phải chăm chỉ tập thể dục thì cơ thể mới khỏe mạnh

C. Cần phải chăm chỉ, chịu khó làm lụng, dựa vào sức lực của mình thì mới biết quý trọng tiền bạc

D. Cần phải yêu đất nước, nhớ về quê hương

C28: Đáp án nào dưới đây là tục ngữ/thành ngữ?

A. Ít chắt chiu hơn nhiều phóng khoáng

B. Ít mà tốt hơn nhiều mà xấu

C. Ít ăn ngon hơn nhiều ăn dở

D. Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí

C29: Câu nào dưới đây là câu kiểu "Ai làm gì?"?

A. Đất nước mình thanh lịch.

B. Nghỉ hè, Páo đi thăm bố.

C. Nhà cao sừng sững như núi.

D. Con đường sao mà rộng thế!

C30: Giải câu đố sau:

Ai người quê ở Cao Bằng

Giao liên tuổi nhỏ, một lòng vì dân?

A. Lý Tự Trọng

B. Võ Thị Sáu

C. Kim Đồng

D. Nguyễn Văn Trỗi

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi thử Trạng nguyên Tiếng Việt cấp huyện lớp 3 năm 2024. VnDoc sẽ liên tục cập nhật tới các em ngay khi có những đề thi tiếp theo. Để nắm rõ hơn về lịch thi các vòng năm 2022, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh hãy cùng tham khảo: Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm học 2021 - 2022. Bên cạnh cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt, các em có thể tham khảo thêm các đề Trạng Nguyên Toàn Tài cũng được đăng tải trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
35
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trạng Nguyên Tiếng Việt

    Xem thêm