Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9

Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn?

Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích?

(Gợi ý phân tích:

- Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên

- Lời nói của ông Ngư với chàng

- Cuộc sống lao động của ông Ngư)

Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?

3
3 Câu trả lời
  • Sư Tử
    Sư Tử

    Trong đoạn trích này, nếu như Trịnh Hâm là kẻ điển hình cho cái ác thì ông ngư lại tiêu biểu cho cái thiện. Hành động của Trịnh Hâm càng tàn ác bao nhiêu thì cách ông Ngư cứu giúp Lục Vân Tiên càng đáng ca ngợi bấy nhiêu.

    - Thấy người bị nạn, ông Ngư lập tức "vớt ngay lên bờ", sau đó vội vàng tìm cách cấp cứu "ông hơ bụng da, mụ hơ mặt mày".

    - Sau khi biết chuyện, ông ngư mời Vân Tiên ở lại mà không sợ tốn kém.

    - Vân Tiên ngỏ lời biết ơn nhưng ông không nhận, chỉ coi đó là một việc hết sức bình thường. Quan điểm của ông là "Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn".

    Điều này gợi chúng ta nhớ đến chi tiết khi Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, chàng cũng không đòi hỏi sự trả ơn. Rõ ràng là giữa ông Ngư và Vân Tiên có sự nhất quán trong tính cách: họ đều là những con người tốt bụng, nghĩa hiệp, làm ơn mà không bao giờ đòi hỏi được trả ơn.

    - Qua cách ông ngư nói về công việc, ta còn thấy ông là người yêu công việc, yêu cuộc sống. Đối với ông, lao động là một niềm vui, niềm hạnh phúc:

    Kinh luân đã sẵn trong tay

    Thung dung dưới thế, vui say trong đời.

    * Đoạn thơ gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người lao động bình thường. Nhà thơ rất trân trọng họ bởi họ là biểu tượng cho cái đẹp, những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài. Nhà thơ Xuân Diệu đã nói rất đúng "Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu".

    0 Trả lời 25/09/21
    • Đen2017
      Đen2017

      Cái thiện được biểu hiện thông qua tấm lòng nhân ái, hào sảng của ông Ngư.

      + Sau khi cứu sống Vân Tiên, ông cưu mang chàng

      + Thương cho tình cảnh khốn khổ của Vân Tiên

      + Chia sẻ cuộc sống đói nghèo, nhưng đầm ấm tình người

      + Ông không hề tính toán đến ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp

      - Cuộc sống lao động chân chất, đẹp đẽ của ông Ngư:

      + Cuộc sống của người dân chào bình thường trên sông nước được thi vị hóa, trở nên thơ mộng

      + Cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi, ô trọc, cuộc sống tự do phóng khoáng giữa đất trời cao rộng

      + Thảnh thơi giữa sông nước, đầy ắp niềm vui con người tự do, làm chủ, ứng phó với mọi tình thế

      + Cuộc sống xa lạ với những toan tính nhỏ nhe, ích kỉ mưu danh, trục lợi, sẵn sàng chà đạp lên đạo đức nhân nghĩa

      Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người động bình thường, qua việc làm nhân đức, nhân đạo cao cả Ngư ông

      0 Trả lời 25/09/21
      • Đội Trưởng Mỹ
        Đội Trưởng Mỹ

        Đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen đến độc ác của Trịnh Hâm là hình ảnh của ông Ngư.

        - Là con người lương thiện, hiền lành, tốt bụng:

        Ông Ngư và cả gia đình cứu sống Vân Tiên. Thấy người bị nạn, ông Ngư lập tức “vớt ngay lên bờ”, sau đó thì cứu chữa hết sức tận tình chu đáo:

        Hối con vầy lửa một giờ,

        Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.

        Sau đó, ông Ngư chân thành mời Vân Tiên ở lại mà không ngại tốn kém, chia sẻ một cuộc sống đói nghèo hẩm hút, tương rau, nhưng đầm ấm tình người.

        - Là con người trọng nghĩa khinh tài, không màng danh lợi: Ông cũng chẳng hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp “Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn”.

        - Là một con người yêu lao động, yêu cuộc sống. Cuộc sống lao động của ông trong sạch, không màng danh lợi, khinh ghét thói đời đen bạc tráo trở.

        Qua đó, ta thấy được hình ảnh đối lập giữa hai phe chính nghĩa và gian tà. Tác giả muốn gửi gắm khát vọng và niềm tin vào cái thiện, vào bản chất tốt đẹp của con người lao động bình thường.

        0 Trả lời 25/09/21

        Văn học

        Xem thêm