Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Táo

VnDoc mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

Thờ cúng tổ tiên, ông bà là một phong tục đẹp, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Qua việc thờ cúng, con cháu thể hiện lòng hiếu thảo, tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục đối với các bậc tiền nhân. Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ để đón Tết. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo mới đúng?

Dọn bàn thờ trước hay sau cúng ông Táo mới đúng?

Nhiều người Việt quan niệm rằng, vào những ngày ông Táo về chầu trời thì vị trí trên bàn thờ sẽ trống nên việc lau dọn lúc này là thích hợp. Lúc đó, ông Táo không còn ngự trên bàn thờ nên khi lau dọn sẽ không xúc phạm đến nơi Ngài ở mà xảy ra những điều không tốt cho gia chủ.

Theo đó, nếu buổi sáng hoàn thành nghi lễ cúng ngày 23 tháng Chạp để tiễn các ông Công, ông Táo lên chầu trời thì có thể tiến hành bao sái bàn thờ ngay trong buổi sáng hoặc buổi chiều. Thời gian thực hiện tốt nhất là từ 8h đến 11h55 hoặc 13h đến 17h55, tránh khoảng thời gian 12-13 giờ. Còn nếu gia chủ cúng ông Công, ông Táo vào chiều 23 tháng Chạp thì nên bao sái, dọn dẹp bàn thờ vào hôm sau hoặc một ngày lành khác, bởi công việc này phải làm vào ban ngày, không nên làm vào buổi tối. Việc lau dọn bàn thờ nên được thực hiện xong xuôi trước ngày 30 tháng Chạp, bởi ngày đó, ông Công, ông Táo sẽ quay trở lại trần gian.

Được biết, trong năm 2022, những ngày lành thích hợp để bao sái bàn thờ là: Ngày 25/1/2022 dương lịch, tức 23/12/2021 âm lịch; ngày 26/1/2022 dương lịch, tức 24/12/2021 âm lịch; ngày 28/1/2022 dương lịch tức 26/12/2021 âm lịch; ngày 31/1/2022 dương lịch, tức 29/12/2021 âm lịch.

Tuy nhiên theo góc độ của các nhà phong thủy học thì quan niệm trên chưa chính xác. Bàn thờ là nơi linh thiêng, tập trung nhiều năng lượng nên lau dọn thường xuyên để bàn thờ sạch sẽ, trang trọng. Việc làm này có thể tiến hành bất cứ lúc nào và thời gian nào trong năm không cần thiết đúng ngày cúng ông Táo.

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo

Tham khảo nội dung chi tiết >>> Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?

Những vấn đề cần lưu ý khi lau dọn bàn thờ

Khi lau dọn cần đặt cái tâm và lòng thành kính để tổ tiên chứng giám.

Khi lau dọn không làm xê dịch bài vị, bát hương. Nếu lỡ tay hoặc tình huống bất khả kháng thì sau đó phải sám hối và hoàn đúng vị trí ban đầu.

Chổi và khăn nên dùng riêng biệt với chổi và khăn dùng trong nhà, hoặc có thể chuẩn bị luôn cái mới là tốt nhất.

Các bài viết liên quan đến Tết Nguyên Đán

  1. Bao sái là gì? Bao sái bàn thờ cuối năm cần lưu ý gì?
  2. Bài Cúng ông Công ông Táo
  3. Bài Cúng Giao Thừa Ngoài Trời
  4. Bài Cúng Giao Thừa Trong Nhà
  5. Bài cúng Tất Niên cuối năm
  6. Cách bày mâm ngũ quả đúng phong tục truyền thống
  7. Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc
  8. Cách bày mâm ngũ quả miền Nam
  9. Lời chúc Tết hay và ý nghĩa
Đánh giá bài viết
1 164
Sắp xếp theo

    Tết Nguyên Đán 2024

    Xem thêm