Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất CuCl2
Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất CuCl2 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung Để làm sạch dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất CuCl2 ta dùng Fe. Hy vọng thông qua nội dung câu hỏi cũng như các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Giúp ích cho bạn đọc trong quá trình làm bài tập.
>> Mời các bạn tham khảo.
- Kim loại được dùng để làm sạch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4 là
- Dãy hoạt dộng hóa học của kim loại lớp 9
Để làm sạch dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất CuCl2 ta dùng
A. Fe
B. HCl
C. Al
D. H2SO4
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại nên đẩy được Cu ra khỏi dung dịch.
Fe + CuCl2 → Cu + FeCl2. Như vậy, ta có thể lọc kim loại Cu ra khỏi dung dịch, FeCl2 được làm sạch và sau phản ứng thu thêm được một lượng FeCl2 nữa
Đáp án A
Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học của chúng.
Dãy hoạt động của một số kim loại
Kim loại mạnh Tan trong nước | Kim loại trung bình Không tan trong nước | Kim loại yếu Không tan trong nước |
Chú ý: Để có thể dễ dàng ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại thì các em có thể nhớ theo mẹo sau:
Khi (K) Bà (Ba) Con (Ca) Nào (Na) Mua (Mg) Áo (Al) Giáp (Zn) Sắt (Fe) Nên Sang (Sn) Phố (Pb) Hỏi (H) Cửa (Cu) Hàng (Hg) Á (Ag) Phi Âu (Au)
Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại
a) Mức độ hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải
=> K là kim loại hoạt động mạnh nhất và Au là kim loại hoạt động kém nhất.
b) Kim loại đứng trước Mg (K, Ba, Ca, Na) phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường.
2Na + 2H2O → NaOH + H2 ↑
Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2 ↑
c) Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng,…) tạo ra H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Cu + 2HCl → không phản ứng (vì Cu đứng sau H)
d) Kim loại không tan trong nước (từ Mg trở về sau) đẩy được kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Chú ý: Khí cho Na vào dung dịch CuCl2 thì:
+ Na phản ứng với nước trước: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
+ Sau đó xảy ra phản ứng: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy nào dưới đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học
A. Na, Al, Cu, Zn
B. Cu, Al, Zn, Na
C. Na, Al, Zn, Cu
D. Cu, Zn, Al, Na
Câu 2. Dung dịch ZnCl2 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ được CuCl2 khỏi dung dịch muối ZnCl2
A. Fe
B. Zn
C. AgNO3
D. NaOH
Câu 3. Để làm sạch dung dịch đồng nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3. Ta dùng kim loại:
A. Ag
B. Cu.
C. Fe.
D. Au.
Câu 4. Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?
A. Cho Fe tác dụng với dung dịch AgNO3
B. Cho Zn vào dung dịch AgNO3.
C. Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3.
D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4.
.............
Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất CuCl2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.