Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Em có suy nghĩ về tính khiêm nhường là đức tính quan trọng trong học tập và trong cuộc sống

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Em có suy nghĩ về tính khiêm nhường là đức tính quan trọng trong học tập và trong cuộc sống được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Em có suy nghĩ về tính khiêm nhường là đức tính quan trọng trong học tập và trong cuộc sống mẫu 1

Một bông hoa sẽ trở nên đẹp đe trước mắt người đọc khi nó tỏa ngát hương thơm với những màu sắc và vẻ đẹp tượng trưng của mình, và một con người thật sự trở nên là đẹp trước mắt người khác khi con người đó tồn tại nhiều đức tính tốt hơn là xấu. Không ai trong chúng ta không có tật xấu cả trừ những người vĩ đại như Bác Hồ. Thế nên người được coi là đẹp khi có nhiều đức tính tốt hơn và tật xấu thì phải hạn chế được. Một trong những đức tính tốt làm nên vẻ đẹp tâm hồn của con người đó chính là đức tính khiêm nhường.

Khiêm nhường có thể được hiểu là một đức tính tốt của con người mà nó thể hiện được sự nhường nhịn trong con người. Cắt nghĩa từng từ một ta thấy khiêm có nghĩa là khiêm tốn, nhường có nghĩa là nhường nhịn. Vì thế khiêm nhường có nghĩa là khiêm tốn và nhường nhịn trong các mối quan hệ, không tự đánh giá cao bản thân mình và cũng không khoe khoang. Nói tóm lại khiêm nhường chính là không tranh giành sự hơn kém với người khác, khiêm tốn không ba hoa hay khoe khoang và đồng thời cũng là nhường nhịn sẵn sàng cho họ ý nghĩ là hơn mình. Nói về tính khiêm nhường trong cuốn Nhật Ký về Lòng Thương Xót của Thánh Nữ Faustina Kowalska, Chúa Giêsu nói với Thánh Nữ về nhân đức khiêm nhường: “Con hãy đem đến Ta các tâm hồn hiền hòa, khiêm tốn và những tâm hồn trẻ thơ. Hãy nhận chìm họ vào đại dương Thương Xót của Ta. Những tâm, hồn này giống Trái Tim hơn hết. Họ tăng nghị lực cho Ta để Ta bước vào cơn hấp hối đau thương. Ta thấy họ như những Thiên Thần trần thế, chầu chực quanh các bàn thờ của Ta. Ta đổ tràn trên họ những dòng thác lũ ân sủng. Duy chỉ những tâm hồn khiêm nhường mới có khả năng đón nhận ân huệ của Ta. Ta đặc biệt tín nhiệm nơi những tâm hồn đó. ”

Vậy thì khiêm nhường được thể hiện như thế nào trong cuộc sống hiện nay. Có thể nói rằng trong cuộc sống hiện nay thì khiêm nhường biểu hiện rất rõ qua tính cách của một con người và cũng chính vì thế mà qua các mối quan hệ nó lại càng được thể hiện rõ ràng hơn.

Em có suy nghĩ về tính khiêm nhường là đức tính quan trọng trong học tập và trong cuộc sống mẫu 1

Trước hết là tính khiêm nhường trong mối quan hệ của anh chị em trong gia đình. Bố mẹ thì luôn là người hi sin nhận phần khó phần thiệt phần vất vả về mình để cho ta những cái dễ rồi còn những anh chị em trong một gia đình thì thế nào?. Có thể nói chị em trong gia đình nếu có đức tính khiêm nhường thì những người ấy sẽ luôn luôn đặt mình nhỏ hơn và kém hơn anh chị em của mình. Cũng vì thế mà chúng ta học tập được từ những người mình cho là hơn mình những phẩm chất hay bất cứ những thứ gì bản thân mình không có. Nói về khiêm nhường của anh chị em trong nhà dân gian có câu “chị em lọt sàng thì cũng xuống nia”. Câu nói ấy nói lên được sự khiêm nhường của những anh chị em trong gia đình mặc dầu không có được những cái lợi trong tay mình nhưng chị em mình lại được người máu mủ với mình chứ có phải người dưng đâu mà tiếc. Chính vì thế trong mối quan hệ gia đình cũng rất cần những con người có tính khiêm nhường yêu thương lẫn nhau. Nếu như không có đức tính ấy thì những người trong tranh giành nhau mà đấu đá nhau.

Không những thế mà chúng ta còn phải duy trì tính khiêm nhường với những người xung quanh ta kể cả những người không cùng dòng máu không cùng dân tộc. Chúng ta những người con Việt Nam thì cần phải có đức tính ấy. Bởi vì người dân Việt Nam ta sống rất trọng chữ tình mà khiêm nhường là một đức tính khiến cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Có thể nói rằng khiêm nhường được thể hiện rất rõ trong mối quan hệ xã hội mặc dù không phải là thân thiết hay máu mủ. học cùng với nhau trong một lớp thì dẫu biết mình giỏi đứng đầu lớp thế nhưng nếu là người biết khiêm nhường thì chúng ta sẽ vẫn thấy mình còn rất nhỏ bé, và cần phải học ở những bạn khác nhiều điều. Thật vậy việc mình xếp tên đầu bảng những lĩnh vực mình giỏi không có nghĩa là mình hơn người ta tất cả. biết đâu rằng kiến thức thì ta hơn nhưng kĩ năng sống lại không bằng họ. Chính vì thế mà ta nên học hỏi ở họ giữ một sự khiêm nhường nhất định không nên tự đánh giá mình quá cao mặc cho người ta cũng biết mình giỏi rồi. Tấm gương của đức tính khiêm nhường của chúng ta phải kể đến Bác Hồ. Người là hội tụ đầy đủ nhất những đức tính tốt đẹp của dân tộc ta. Người không những giản dị mà còn rất khiêm nhường. người tìm ra con đường cách mạng cho Việt Nam nhưng Người không hề cảm thấy mình giỏi giang gì so với người khác, luôn luôn nhường cho những người có khả năng lãnh đạo để thay mình.

Như vậy qua đây ta có thể thấy đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt và bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ nó. Những người có đức tính tốt đẹp này thì thường được mọi người không những yêu quý mà còn rất nể phục. Bởi vì họ có tinh thần học hỏi cao và những người như thế thường rất là tốt. Như vậy còn ngần ngại gì nữa mà không xây dựng đức tính đó cho mình?.

Em có suy nghĩ về tính khiêm nhường là đức tính quan trọng trong học tập và trong cuộc sống mẫu 2

“Đức tính khiêm nhường là một điều thật lạ lùng. Ngay giây phút bạn nghĩ bạn đã đạt được nó, thì cũng ngay giây phút đó, bạn đã đánh mất nó”.

Có một số người hiểu lầm, cho rằng khiêm nhường có nghĩa là xem mình là thấp kém, là không đáng kể, cho mình chỉ là “cái thảm chà chân” để mọi người khác dẫm lên trên. Nếu có một người luôn miệng nói rằng: “Ôi, tôi chẳng là ai cả. Đừng quá quan tâm tới tôi”, thì người này, thoạt tiên chúng ta tưởng như một người khiêm nhường, nhưng thực ra, đây là một người kiêu ngạo ngầm bên trong. Vì khi một người luôn miệng tự tuyên bố rằng “tôi chẳng là ai cả”, “tôi chẳng có tài cán gì cả”, thì người đó muốn được người khác chú ý đến “sự hạ mình” của mình. Người đó muốn những người chung quanh khen ngợi mình là một người khiêm nhường và dĩ nhiên, đây không phải là một thái độ khiêm nhường đúng nghĩa.

Người khiêm nhường đúng nghĩa là người trung thực với chính bản thân mình và trung thực với những người chung quanh. Một người khiêm nhường thực sự có nhận định trung thực về giá trị bản thân của mình, công nhận những ưu điểm và cũng như những khuyết điểm nào mà mình có. Nhưng quan trọng hơn thế nữa, người khiêm nhường cũng nhìn nhận giá trị của người khác. Qua thái độ nhìn nhận giá trị người khác, người khiêm nhường thực sự bày tỏ sự tôn trọng và lòng quan tâm đến quyền lợi, nhu cầu, sự an ninh và niềm hạnh phúc của người xung quanh mình, đặt những điều này lên trên quyền lợi, nhu cầu, sự an ninh và niềm hạnh phúc của chính bản thân mình.

Một người khiêm nhường đúng nghĩa, không cần phải tự hạ bệ mình xuống, không cần phải đánh giá thấp về chính bản thân mình. Một người khiêm nhường thực sự không bận rộn nói về mình, khoe về sự hạ mình qua những câu như “tôi chẳng ra gì”, “tôi chẳng có tài cán chi”, nhưng người đó thường bày tỏ sự quan tâm đến người chung quanh, lắng nghe những nhu cầu và nguyện vọng của người khác, cũng như tạo ra những dịp thuận tiện hay nhường lại những cơ hội để người khác có thể thăng tiến.

Người khiêm nhường thực sự không quan tâm lắm đến việc xem xét mình đã đạt đến mức độ nào trong nấc thang khiêm nhường, cũng không bận rộn nói về chính mình hay khoe khoang về thái độ khiêm nhường của mình. Khiêm nhường là sẵn sàng bước xuống, để nhường cho người khác có thể bước lên, như Kinh Thánh có diễn tả: “Đừng làm việc gì để thỏa mãn tham vọng cá nhân hoặc tự đề cao, nhưng hãy khiêm tốn, coi người khác hơn mình”.

Khiêm nhượng không có nghĩa là yếm thế, nhu nhược, nhưng hoàn toàn ngược lại, người khiêm nhượng có tấm lòng can đảm, hào hiệp và sẵn sàng hi sinh cho tha nhân. Khiêm nhường không dính líu gì đến địa vị hay cấp bậc của một người trong xã hội. Một người ở địa vị thấp kém vẫn có thể kiêu ngạo, và ngược lại, một nhà học giả uyên bác vẫn có thể rất khiêm nhường, bởi vì khiêm nhường không phải là tự hạ bệ mình xuống, nhưng là biểu hiện của sự tôn trọng và lòng quan tâm đến với tha nhân.

Khiêm nhường đi song hành với tình yêu thương, hay nói một cách khác, quý vị và tôi không thể yêu thương một người mà đồng thời lại lên mình, kiêu ngạo, lấn lướt người đó được, như sứ đồ Phao-lô có trình bày: “Tình yêu hay nhẫn nại, nhân từ; tình yêu chẳng ghen tị, khoe mình hay kiêu căng”

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Em có suy nghĩ về tính khiêm nhường là đức tính quan trọng trong học tập và trong cuộc sống. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Suy nghĩ của em về văn hoá giao thông của người dân hiện nay

Đánh giá bài viết
1 654
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 9

    Xem thêm