Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Chuột Chít GDCD lớp 9

Em hãy đọc và quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi:

Khám phá 3 trang 21 SGK GDCD 9 Kết nối tri thức

Em hãy đọc trường hợp, kết hợp quan sát hình ảnh sau để trả lời câu hỏi:

Một nhóm sinh viên đại học về trường của K để khảo sát hứng thú học tập của học sinh. K nhận hai phiếu và viết luôn cho G. Thấy vậy, B hỏi: “Hứng thú học tập của G có giống cậu đâu mà cậu lại viết giúp G vậy?”. K cười đáp: “Chúng mình đều là học sinh, học chung lớp, chung trường, nên sẽ có hứng thú giống nhau!”.

a. Em có nhận xét gì về lời nói và hành động của các nhân vật trong những trường hợp trên?

b. Nếu ở trong các trường hợp đó, em sẽ làm gì?

3
3 Câu trả lời
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    a.

    Trường hợp 1: Hành động, việc làm của K là hành động thiếu sự khách quan. Vì hứng thú học tập của mỗi cá nhân là khác nhau, không ai giống ai dù có là học sinh chung trường, chung lớp.

    Trường hợp 2:

    - Hành động của bạn nam trong hình thể hiện sự thiếu khách quan, công bằng. Bạn ấy vì không được Q bao che cho sai lầm của mình nên không muốn bầu Q làm lớp trưởng

    - Hành động của bạn Q đối với bạn nam đi học muộn là hành động thể hiện sự khách quan, công bằng. Q không vì tình cảm cá nhân để thiên vị và bao che cho việc làm sai trái của bạn

    b.

    Trường hợp 1: Nếu là B, em sẽ khuyên K và G nên tự điền phiếu khảo sát để đảm bảo tính khách quan. Nếu ngại điền phiếu khảo sát thì có thể từ chối anh chị.

    Trường hợp 2: Nếu ở trong trường hợp này, em sẽ khuyên bạn nam nên có cái nhìn khách quan về Q. Cần xem xét về năng lực của Q để quyết định bầu cử chứ không nên đưa tình cảm cá nhân vào

    0 Trả lời 2 giờ trước
  • Bé Gạo
    Bé Gạo

    a.

    - Trường hợp 1. Bạn K có thái độ và hành vi thiếu khách quan, khi K cho rằng: G cũng có hứng thú học tập giống với bản thân mình. Hành vi của K khiến cho kết quả khảo sát của nhóm sinh viên đại học bị sai lệch, không sát với thực tế.

    - Trường hợp 2. Bạn học sinh nam đã có thái độ và hành vi thiếu khách quan, công bằng, khi bạn ấy dự định: không bầu Q làm lớp trưởng vì Q không bỏ qua lỗi đi học muộn của mình

    b.

    - Trường hợp 1. Em sẽ khuyên K rằng: “K này, mình hiểu rằng: chúng ta đều là bạn của G và chúng ta cùng học chung lớp, chung trường. Nhưng không phải vì thế mà hứng thú học tập của chúng ta giống nhau. Có nhiều yếu tố chi phối tới hứng thu học tập của mỗi người, ví dụ như: sở thích, hoàn cảnh sống, mục tiê, định hướng nghề nghiệp trong tương lại,… Mặt khác, việc cậu viết giúp G có thể làm mất tính khách quan của cuộc khảo sát. Vì vậy, để bảo đảm tính chính xác, khách quan và công bằng, chúng ta nên thực hiện việc viết phiếu khảo sát một cách độc lập”.

    - Trường hợp 2. Em sẽ khuyên các bạn: “Việc bầu chọn ban cán sự lớp, đặc biệt là vị trí lớp trưởng cần được tiến hành một cách công tâm. Chúng ta nên xem xét, đánh giá khách quan, không nên để những suy nghĩ ích kỉ, hẹp hòi cá nhân ảnh hưởng đến kết quả bầu chọn”.

    0 Trả lời 2 giờ trước
  • Bảo Ngân
    0 Trả lời 2 giờ trước

GDCD

Xem thêm