Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều bài 19

VnDoc xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 11.

Bài: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Bài 1 trang 103 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Anh, chị thường xuyên nghe lén điện thoại của em để kiểm soát tình cảm của em với bạn trai.

B. Nhặt được thư người khác, tự ý bóc ra xem rồi tiêu huỷ luôn.

C. Kiểm soát thư tín, điện tín của người khác khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

D. Tự ý mở, đọc email của bạn và kể lại cho người khác biết nội dung email.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hành vi: Kiểm soát thư tín, điện tín của người khác khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Kiểm soát thư tín, điện tín của người khác khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bài 2 trang 103 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Nhận được thư không phải gửi cho mình, tìm cách trả lại cho người nhận.

B. Nhân viên bưu điện chuyển thư đến tay người nhận.

C. Cầm giúp thư, chuyển đến tay người nhận.

D. Xem trộm tin nhắn trong điện thoại của người khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Xem trộm tin nhắn trong điện thoại của người khác là hành vi xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Bài 3 trang 103 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng hoặc xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác?

Hành vi, việc làm

Thực hiện đúng

Xâm phạm

A. Tự ý thu giữ, hủy thư tín của người khác.

C. Cán bộ có thẩm quyền kiểm soát thư tín, điện thoại của bất cứ ai.

D. Không nghe điện thoại của người khác, mặc dù thấy có mấy cuộc gọi liên tiếp.

E. Giữ giùm thư của người khác.

G. Tự ý truy cập Facebook của bạn thân.

B. Bố mẹ tự ý xem tin nhắn ở điện thoại của con.

H. Tự ý truy cập, xem email của người cùng cơ quan.

I. Cấp trên kiểm soát thư tín của cấp dưới.

K. Thông báo cho người chuyển nhầm tin nhắn đến mình.

L. Bố mẹ tự ý xem nhật kí của con.

M. Ghi âm cuộc nói chuyện điện thoại của người khác.

Lời giải:

Hành vi, việc làm

Thực hiện đúng

Xâm phạm

A. Tự ý thu giữ, hủy thư tín của người khác.

x

B. Bố mẹ tự ý xem tin nhắn ở điện thoại của con.

x

C. Cán bộ có thẩm quyền kiểm soát thư tín, điện thoại của bất cứ ai.

x

D. Không nghe điện thoại của người khác, mặc dù thấy có mấy cuộc gọi liên tiếp.

x

E. Giữ giùm thư của người khác.

x

G. Tự ý truy cập Facebook của bạn thân.

x

H. Tự ý truy cập, xem email của người cùng cơ quan.

x

I. Cấp trên kiểm soát thư tín của cấp dưới.

x

K. Thông báo cho người chuyển nhầm tin nhắn đến mình.

x

L. Bố mẹ tự ý xem nhật kí của con.

x

M. Ghi âm cuộc nói chuyện điện thoại của người khác.

x

Bài 4 trang 104 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có thể gây ra hậu quả nào?

A. Gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị xâm hại.

B. Gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần cho con người và xã hội.

C. Gây ra thiệt hại về an ninh cho đất nước.

D. Ảnh hưởng đến sự bình yên của xã hội và cuộc sống của nhân dân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có thể gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị xâm hại.

Bài 5 trang 104 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hòa và Hiền là bạn thân của nhau. Hai bạn thường xuyên nhắn tin trò chuyện với nhau về học hành, về bạn bè và những chuyện khác trong cuộc sống. Một lần, Hòa để quên điện thoại trong phòng của mình, bà X là mẹ của Hòa nhìn thấy và đã mở đọc tin nhắn của Hòa. Thấy tin nhắn nói về những chuyện hai bạn chia sẻ với nhau, khó chia sẻ với người khác, bà X đã nói với Hòa hãy chia sẻ cùng mẹ về những chuyện Hòa đã chia sẻ với Hiền.

Theo em, bà X có quyền đọc tin nhắn của Hòa không? Vì sao?

Lời giải:

- Dù là mẹ, bà X cũng không có quyền đọc tin nhắn của Hòa, vì Điều 22 Hiến pháp năm 2013, Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 12 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín là quyền bí mật đời tư của mỗi người, không ai được xâm phạm tới. Không ai có quyền tự ý kiểm soát thư tín của người khác.

Bài 6 trang 104 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh T là Giám đốc công ty X thường xuyên gửi email công việc với những nội dung quan trọng cho cán bộ, công nhân viên cũng như đối tác của công ty. Một lần chị V là thư kí của anh T vào phòng, thấy email của anh T đang mở trên màn hình nên đã đọc lén. Ngay khi đó anh T vào phòng và bắt gặp. Mặc dù chị V đã thanh minh về hành vi của mình, nhưng chị vẫn bị giám đốc ra quyết định kỉ luật cảnh cáo về hành vi này.

a) Hành vi của chị V đã vi phạm về quyền nào của công dân?

b) Theo em, hành vi của chị V đã dẫn đến hậu quả gì?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Hành vi của chị V đã vi phạm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, cụ thể là quyền bí mật thư tín của anh T giám đốc công ty X, vì Hiến pháp và Bộ luật Dân sự quy định thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín,... của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

♦ Yêu cầu b) Hành vi của chị V đã dẫn đến hậu quả cho chính mình, bị kỉ luật cảnh cáo theo quyết định của giám đốc.

Bài 7 trang 105 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh đưa thư mang thư đến nhà cho Hạnh nhưng Hạnh không có nhà. Thấy nhà bên cạnh có Quyên đang chơi ở ngoài sân, anh đưa thư đã nhờ Quyên chuyển giúp lá thư cho Hạnh. Quyên đồng ý ngay. Cầm lá thư trên tay, Quyên tò mò muốn biết nội dung thư người khác gửi cho Hạnh nên đã định bóc thư Hạnh ra xem. Nhưng Quyên lưỡng lự, suy nghĩ lại, rồi quyết định không bóc thư của Hạnh. Hạnh về đến nhà, Quyên mang thư đưa cho Hạnh và thấy thanh thản trong lòng.

a) Theo em, vì sao Quyên rất muốn biết nội dung thư của Hạnh nhưng đã quyết định không bóc thư ra xem?

b) Em suy nghĩ thế nào về trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Quyên nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân nên đã quyết định không bóc thư ra xem

♦ Yêu cầu b) Là học sinh, mỗi người cần thực hiện tốt trách nhiệm sau:

+ Học tập, tìm hiểu và nắm vững các nội dung của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thông tin điện thoại, điện tín của công dân; biết phân biệt hành vi đúng, sai để lựa chọn các xử sự phù hợp, biết tự bảo vệ mình và bảo vệ những người khác trước hành vi vi phạm.

+ Có ý thức bảo đảm, tôn trọng an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; không được xâm phạm, chiếm đoạt thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

+ Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân; vận động, thuyết phục và nhắc nhở bạn bè và những người xung quanh cùng tôn trọng và thực hiện.

+ Tố cáo, phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền của mình và của người khác.

Bài 8 trang 105 SBT Kinh tế Pháp luật 11: B và D cùng làm việc trong một công ty nhưng có quan hệ với nhau không tốt đẹp. Một lần, nhân lúc D không để ý, B đã tìm cách mở điện thoại của D ra xem rồi chụp tin nhắn mà D trao đổi riêng với bạn trai của mình và đưa lên Facebook cá nhân của B.

D có thể bị xử phạt như thế nào về hành vi xâm phạm thư tín của B?

Lời giải:

- Hành vi của D xâm phạm thư tín của B có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, vì đã cố tình thu thập tin nhắn của B mà không được sự đồng ý. D có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Bài 9 trang 105 SBT Kinh tế Pháp luật 11: C và H là bạn thân của nhau, thường xuyên tâm sự chia sẻ với nhau trong học tập và trong cuộc sống. Một lần, C đến nhà H, trong lúc H đang bận việc ở ngoài sân thì điện thoại có tin nhắn, C đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Biết chuyện, H tỏ ý trách C, nhưng C không nghĩ mình có lỗi mà lại cho rằng là bạn thân của nhau thì có quyền đọc tin nhắn của nhau để biết chuyện, còn có thể giúp nhau tốt hơn. Sau sự việc này, H không còn thân thiết, tin tưởng C như trước nữa.

a) Em đồng ý với suy nghĩ và hành vi của C không? Vì sao?

b) Theo em, hậu quả gì đã đến với C trong tình huống này?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Không đồng ý với suy nghĩ và hành vi của C, vì: việc tự ý xem tin nhắn của người khác là hành vi vi phạm quyền được đảm bảo bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

♦ Yêu cầu b) Hậu quả đối với C trong tình huống là: H không còn thân thiết, tin tưởng C như trước nữa.

Bài 10 trang 105 SBT Kinh tế Pháp luật 11: C kí hợp đồng vận chuyển hàng cho D, nhưng vì lí do khách quan nên D phải thay đổi thời gian nhận hàng, D đã gửi điện báo cho C đừng chở hàng đến trong thời gian đã hẹn nữa. Thế nhưng, bức điện mà D gửi cho C lại lọt vào tay N. Vì có sẵn hiềm khích với D nên N đã chiếm đoạt và huỷ bức điện đó. Do không nhận được điện báo của D nên C vẫn chở hàng cho D đúng hẹn, gây khó khăn và thiệt hại cho D về tài chính.

a) Hậu quả nào đã đến với D do bị N chiếm đoạt và huỷ bức điện bảo của C gửi tới?

b) Hành vi của N chiếm đoạt và huỷ điện tin của D có thể phải chịu hậu quả như thế nào?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Do không nhận được điện báo của D nên C vẫn chở hàng cho D đúng hẹn, gây khó khăn và thiệt hại cho D về tài chính.

♦ Yêu cầu b) Hành vi của N chiếm đoạt và tiêu huỷ điện tín của D đã vi phạm pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Tuỳ theo mức độ và hậu quả xảy ra đối với D mà N có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lí hình sự theo Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bài 11 trang 105 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong cuộc sống, em đã tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của người khác như thế nào? Điều nào tốt, điều nào còn chưa tốt? Em sẽ khắc phục điều chưa tốt như thế nào?

Lời giải:

(*) Tham khảo: Bản thân em đã thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân:

+ Không tự ý xem điện thoại, thư của người khác;

+ Từ chối khi được người khác rủ xem điện thoại, thư của người khác;

+ Yêu cầu người khác chấm dứt hành vi tự ý xem điện thoại, xem thư của mình...

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều bài 20

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Kinh tế và Pháp luật 11 bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức Kinh tế & Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 12:44 07/08
    • Sói già
      Sói già

      😄😄😄😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 12:44 07/08
      • Vợ là số 1
        Vợ là số 1

        😊😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 12:44 07/08
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều

        Xem thêm