Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Hóa học nâng cao bài Lưu huỳnh

Giáo án điện tử môn Hóa học lớp 10 nâng cao bài Lưu huỳnh được thiết kế dựa theo khung chương trình chuẩn bậc Phổ thông trung học. Giáo án lần lượt giải quyết các vấn đề chính như: mục tiêu bài dạy - giúp học sinh nắm được các kiến thức và kỹ năng cơ bản mà tác phẩm hướng đến, phương tiện dạy học gồm sách giáo khoa và phần thiết kế bài giảng.

Giáo án Hóa học lớp 10 nâng cao bài Lưu huỳnh

Giáo án Hóa học lớp 10 bài Sự điện li

Giáo án bài Ozon và Hidro peoxit

Giáo án Hóa học lớp 10 bài Axit, Bazơ và Muối

BÀI 43: LƯU HUỲNH

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

Học sinh biết:

  • Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.
  • Hai dạng thù hình phổ biến (,).
  • Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với tính chất vật lý của lưu huỳnh, quá trình nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh.
  • Ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh.

Học sinh hiểu:

  • Vì sao lưu huỳnh lại có nhiều oxi hoá?
  • Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá và tính khử?
  • Vì sao lưu huỳnh kém hoạt động ở điều kiện thường, nhưng tỏ ra hoạt động khi đun nóng?

Học sinh vận dụng:

  • Viết các PTHH chứng mình tính ox ihoá mạnh của lưu huỳnh
  • Giải thích được một số hiện tượng vật lý, hoá học lien quan đến lưu huỳnh.

2. Kỹ năng:

  • Viết thành thạo cấu hình electron của nguyên tử và ion.
  • Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
  • Luyện khả năng học tập, tư duy theo phương pháp quan sát, nhận xét, suy luận logic.
  • Tính khổi lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng.

3. Thái độ:

  • Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của lưu huỳnh trong công nghiệp cũng như trong cự.
  • Lưu huỳnh độc, cần cẩn khi tiếp xúc.
  • Củng cố niềm tin vào khoa học thông qua thí nghiệm biểu diển, tạo hứng thú cho học sinh, yêu môn hoá học hơn và khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.

II. Trọng tâm bài dạy

  • Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử vài tính chat vật lý của lưu huỳnh.
  • Tính chất hoá học của lưu huỳnh.

III. Phương pháp giảng dạy

  • Thuyết trình, thảo luận nhóm, hỏi đáp, sử dụng thí nghiệm biểu diễn, hình ảnh minh hoạ.

IV. Chuẩn bị

  • Giáo viên: Giáo án lên lớp, giáo án powerpoint, bảng phụ ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý và cấu tạo phân tử của lưu huỳnh.
  • Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, bảng hệ thống tuần hoàn.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định dạy học: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

So sánh tính chất hóa học của ozon và oxi?

Đáp án:

Ozon và oxi giống nhau ở chỗ đều là những chất có tính oxi hóa mạnh. Tuy nhiên, mức độ oxi hóa của chúng khác nhau. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi, cụ thể là:

Ozon oxi hoá hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt ); ở điều kiện thường oxi không oxi hoá được Ag, nhưng ozon oxi hoá Ag thàng Ag2O:

2Ag + O3-->Ag2O + O2

Oxi không oxi hóa được I- trong dung dich, nhưng ozon oxi hoá ion I- thành I2theo phản ứng: 2KI + O3 + H2O -->I2 + 2KOH + O2

3. Bài mới:

“Nhóm oxi” mà chúng ta đang nghiên cứu bao gồm các nguyên tố thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn. Đó là nguyên tố oxi, lưu huỳnh, selen, telu, và poloni. Trong đó có hai nguyên tố là quan trọng và gần gũi với chúng ta nhất đó là oxi và lưu huỳnh. Nguyên tố oxi tiết trước các em đã được tìm hiểu. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp nguyên tố quan trọng còn lại để xem giữa chúng có những tính chất gì giống và khác nhau.

Đánh giá bài viết
1 1.708
Sắp xếp theo

    Giáo án Hóa học lớp 10

    Xem thêm