Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 65
Giáo án môn Hóa học lớp 10
Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 65: Ôn tập học kì II được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về phản ứng oxi hóa khử, halogen, oxi- lưu huỳnh,axit sunfuric, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự chuyển dịch cân bằng...
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng làm bài tự luận logic, nhanh, chính xác
Trọng tâm: Củng cố kiến thức về halogen, oxi-lưu huỳnh, axit sunfuric, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự chuyển dịch cân bằng...
3. Tư tưởng: Tích cực, chủ động
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Tổng hợp kiến thức, cho học sinh photo đề cương trước (kèm theo)
- Học sinh: Ôn bài, làm bài tập trong đề cương
III. PHƯƠNG PHÁP
Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Tiết 2.
1. Ổn định tổ chức: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh | Nội dung ghi bảng |
* Hoạt động 1: - GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập nhận biết HS: làm theo HD của GV, lên bảng trình bày - GV: Nhận xét, sửa chữa, bổ sung HS: Nghe TT | * Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch: a) HNO3, BaCl2, NaCl, HCl b) H2SO4, HCl, NaOH, Na2SO4, HNO3. c) K2SO3, K2SO4, K2S, KNO3. d) H2SO4, HNO3, HCl --- // --- a. Dùng QT, dd Na2SO4 và dd AgNO3 b. Dùng QT, dd AgNO3 và dd BaCl2 c. Dùng dd HCl và dd BaCl2 d. Dùng dd BaCl2 và dd AgNO3 |
* Hoạt động 2: - GV: Hướng dẫn học sinh cân bằng các phản ứng theo pp thăng bằng electron HS: làm theo HD của GV, lên bảng trình bày - GV: Nhận xét, sửa chữa, bổ sung HS: Nghe TT | * Bài 2: Cân bằng các phương trình phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron a) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O b) R - CH2OH + KMnO4 → R - CHO + MnO2 + KOH + H2O c) FeCO3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + CO2 + H2O --- // --- a) 4 Mg + 10 HNO3 → 4 Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3 H2O b) 5 R - CH2OH + 2 KMnO4 → 5 R - CHO + 2 MnO2 + 2 KOH + H2O c) 8 FeCO3 + 26 HNO3 → 8 Fe(NO3)3 + N2O + 8 CO2 + 13 H2O |
* Hoạt động 3: - GV: HD HS dựa vào tỉ lệ số mol OH và SO2 để xác định số muối tạo thành sau đó làm BT bình thường HS: làm theo HD của GV, lên bảng trình bày - GV: Nhận xét, sửa chữa, bổ sung HS: Nghe TT | * Bài 3: Cho 5,6 lít khí SO2(đkc) vào: a) 400ml dung dịch KOH 1,5M b) 250ml dung dịch NaOH 0,8M c) 200ml dung dịch KOH 2M Tính khối lượng muối tạo thành? --- // --- a. T>2: Tạo ra muối K2SO3 và KOH dư b. T<1: Tạo ra NaHSO3 và dư SO2 c. 1<T<2: tạo ra 2 muối KHSO3 và K2SO3 |
* Hoạt động 4: - GV: Hướng dẫn HS làm BT hỗn hợp bằng cách đặt ẩn HS: làm theo HD của GV, lên bảng trình bày - GV: Nhận xét, sửa chữa, bổ sung HS: Nghe TT | * Bài 4: Cho 7,6 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 5,6 lít khí (đktc). Xác định 2 kim loại và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. --- // --- Gọi công thức phân tử trung bình của 2 kim loại kiềm thổ là M. Phương trình hoá học: M + H2SO4 → MSO4 + H2 Từ phương trình ta có: = 5,6/22,4 = 0,25 mol M = 7,6/0,25 = 30,4. Hai kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp nên chỉ có thể là Mg (24) và Ca (40). Hàm lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp là: 47,37%Mg; 52,63%Ca. |