Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 53

Giáo án môn Hóa học lớp 10

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 53: Luyện tập nhóm Oxi - Lưu huỳnh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

  • Oxi và lưu huỳnh là những nguyên tố phi kim có tính oxh mạnh, trong đó oxi là chất oxh mạnh hơn S
  • Hai dạng thù hình của n.tố oxi là O2 và O3
  • Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa của nguyên tố với những tính chất hóa học của oxi, S

II. Trọng tâm: tính chất hóa học của O2và O3, S

III. Chuẩn bị:

  • GV: Một số bài tập liên quan đến chương oxi lưu huynh
  • HS: Ôn tập kiến thức của chương trước ở nhà

IV. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1:

GV: Yêu cầu HS viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố O, S và nhận xét?

Hoạt động 2:

GV: Yêu cầu HS so sánh độ âm điện của O, S (3,44 ; 2,58). HS nhận xét tính oxh và khả năng tham gia pứ của Oxi và S

GV: Yêu cầu HS cho ví dụ về tính oxi hóa mạnh của oxi: Phản ứng với kim loại, phi kim, hợp chất? và nhận xét sự biến đổi số oxi hóa? (giảm từ 0 xuống -2)

GV: Yêu cầu HS cho vi dụ về tính oxi hóa mạnh của S: phản ứng với kim loại, phi kim và nhận xét sự biến đổi số oxi hóa?

GV: S tác dụng với chất khử mạnh, số oxi hoá của S giảm từ 0 xuống -2 nên S thể hiện tính oxi hoá hay tính khử?

GV: S tác dụng với chất oxh mạnh, số oxi hoá của S tăng từ 0 đến +4 hoặc +6 nên S thể hiện tính oxi hoá hay tính khử

GV: HS hãy so sánh khả năng thể hiện số oxh giữa Oxi và lưu huỳnh?

Hoạt động 3:

GV: Yêu cầu HS thảo luận: cho biết số oxh của nguyên .tố S và tính chất hóa học cơ bản của H2S? Viết phương trình phản ứng?

GV: Yêu cầu HS cho biết số oxh của S trong SO2, cho ví dụ tương ứng về tính oxi hoá và tính khử của SO2?

Bài 1: GV gọi HS trả lời và giải thích tại sao chọn đáp án đó.

Bài 2: GV gọi HS trả lời và giải thích tại sao chọn đáp án đó.

Bài 3:GV gọi HS giải thích tại sao? Viết phương trình phản ứng hóa học và nhận xét.

A. Kiến thức cần nắm vững

I. Cấu tạo, tính chất của oxi và lưu huỳnh

1. Cấu hình electron nguyên tử

- Giống nhau: Lớp e ngoài cùng đều có 6 e, ns2 np4

- Khác nhau:

+ Bán kính nguyên tử tăng

+ Lớp ngoài cùng O không có phân lớp d, các nguyên tố khác có phân lớp d trống

2. Độ âm điện

Độ âm điện của O > S

3. Tính chất hóa học

a. O và S có đô âm điện lớn

Tính oxi hoá của S < O

b. Khả năng tham gia phản ứng hoá học:

Oxi

- Phản ứng với kim loại

2O2 + 3Fe → Fe3O4

- Phản ứng với phi kim

O2 + C → CO2

- Phản ứng với hợp chất

3O2 + C2H5OH → 2CO2 + 3H2O

O2 + 2CO → 2CO2

Lưu huỳnh

- Phản ứng với kim loại

S + Fe → FeS

S + Hg → HgS

- Phản ứng với phi kim

S + O2 → SO2

S + 3F2 → SF6

II. Tính chất các hợp chất của oxi, lưu huỳnh

1. Hiđro sunfua (H2S)

Có tính khử

2H2S + O2 → 2S + 2H2O

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

2H2S + 4Cl2 + 4H2O→ H2 SO4 + 8HCl

2. Lưu huỳnh đioxit: SO2

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

3/ Lưu huỳnh trioxit và axit sunfuric:

a) Lưu huỳnh trioxit: SO3

SO3 + H2O → H2SO4

b) Axit sunfuric: H2SO4

6H2SO4(đ,nóng)+2Fe → Fe2(SO4)3 +6H2O+ 3SO2

2H2SO4(đ,nóng) + S → 3 SO2 + 2 H2O

H2SO4(đ,nóng) + 2 HI → I2 + SO2 + 2H2O

Bài 1:

Đáp án D

Bài 2:

1. Đáp án C

2. Đáp án B

Bài 3:

a. Vì lưu huỳnh trong H2S có số oxi hóa là -2 thấp nhất nên chỉ thể hiện tính khử.

Vì lưu huỳnh trong H2SO4 có số oxi hóa là +6 cao nhất nên chỉ thể hiện tính oxi hóa.

b. Phương trình hoá học

2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

Cu + 2H2SO4đ → CuSO4 + SO2+ 2H2O

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 10

    Xem thêm