Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 13

Giáo án môn Hóa học lớp 10

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 13: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

  • Cấu tạo của bảng tuần hoàn, nhóm nguyên tố.
  • Phân loại các nguyên tố.

II. Trọng tâm: Nhóm nguyên tố.

III. Chuẩn bị: Bảng tuần hoàn.

IV. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1:

GV: Hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn?

GV: Ô nguyên tố cho biết những thông tin gì?

GV: Chu kì trong bảng tuần hoàn là gì?

GV: Nhận xét, cho điểm.

Hoạt động 2:

GV: Cho HS quan sát bảng tuần hoàn cỡ lớn và cho biết vị trí của từng nhóm. HS cho biết electron ngoài cùng của từng nhóm gần giống nhau?

GV: HS hãy định nghĩa về nhóm nguyên tố?

GV: Bổ sung Bảng tuần hoàn chia thành 8 nhóm A (đánh số từ IA – VIIIA và 8 nhóm B (đánh số từ IB – VIIIB)

Hoạt động 3:

GV: Để xác định số thứ tự của nhóm ta cần dựa vào đặc điểm gì?

GV: Chỉ vào vị trí từng nhóm A trong bảng tuần hoàn, yêu cầu HS cho biết cấu hình electron hóa trị tổng quát của các nhóm A?

GV: HS hãy định nghĩa về nhóm A?

GV: HS hãy cho biết cách xác định số thứ tự của nhóm?

GV: Dựa vào số electron hóa trị có thể dự đoán tính chất nguyên tố?

Hoạt động 4:

GV: Dựa vào bảng tuần hoàn, HS hãy cho biết cấu hình tổng quát của các nguyên tố d nhóm B?

GV: HS hãy nhận xét họ Lantan và Họ Actini là các nguyên tố nhóm B, electron lớp ngoài cùng có cấu hình tổng quát như thê nào?

GV: HS hãy định nghĩa về các nguyên tố nhóm B?

GV: Bổ sung các nguyên tố nhóm B có cấu hình “bão hòa gấp và nữa bão hòa”.

3. Nhóm nguyên tố:

HS: Nhóm nguyên tố là gồm các nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng tương tự nhau, nên tính chất hóa học gần giống nhau được xếp thành một cột.

a. Nhóm nguyên tố:

HS: Cấu hình electron hóa trị hay số electron nằm ở lớp ngoài cùng ?

HS: Nhóm A: nsanpb

a, b là số electron trên phân lớp s và p.

1 ≤ a ≤ 2; 0 ≤ b ≤ 6

HS: Nhóm A là tập hợp các nguyên tố mà cấu hình electron lớp ngoài cùng nằm trên phân lớp s và p hay gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

HS: Số thứ tự của nhóm bằng tổng số electron lớp ngoài cùng: a + b

HS: Nhóm A gồm các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm.

b. Nhóm B:

HS: (n – 1)dansb

Với b = 2,0 ≤ a ≤ 10

HS: nfa(n + 1)db(n + 2)s2

0 ≤ a ≤14; 0 ≤ b ≤ 10.

HS: Các nguyên tố nhóm B là tập hợp các nguyên tố có electron hóa trị nằm trên phân lớp d và f.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 10

    Xem thêm