Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 30
Giáo án môn Hóa học lớp 10
Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 30: Luyện tập phản ứng oxi hóa - khử được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu:
Về kiến thức:
- Hs nắm vững các khái niệm: sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa, chất khử và phản ứng oxi hóa khử trên cơ sở kiến thức về cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, liên kết hóa học và số oxi hóa.
- Hs vận dụng nhận biết phản ứng oxi hóa khử, cân bằng PTHH của phản ứng oxi hóa khử, phân loại phản ứng hóa học.
Về kỹ năng:
- Củng cố và phát triển kỹ năng xác định số oxi hóa của các nguyên tố.
- Củng cố và phát triển kỹ năng cân bằng PTHH của phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết phản ứng oxi hóa khử, chất oxi hóa, chất khử, chất tạo môi trường cho phản ứng.
- Rèn kỹ năng giải các bài tập có tính toán đơn giản về phản ứng oxi hóa khử.
II. Trọng tâm: Ôn tập và củng cố kiến thức.
III. Chuẩn bị:
- Các bài tập hóa học.
- Các nhóm chuẩn bị bảng phụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Gv: nêu ra các câu hỏi cho Hs thảo luận nhằm nhớ lại kiến thức cũ về các nội dung sau: - Chất oxi hóa là gì? Chất khử là gì? - Quá trình oxi hóa là gì? Quá trình khử là gì? - Phản ứng oxi hóa khử là gì? Dấu hiệu giúp nhận biết phản ứng oxi hóa khử. - Dựa vào số oxi hóa người ta chia các phản ứng thành mấy loại? Gv: chú ý uốn nắn những chỗ sai hoặc chưa đầy đủ trong câu trả lời của Hs Gv: chú ý nhấn mạnh tính 2 mặt của phản ứng oxi hóa khử và xem xét quá trình oxi hóa khử trên cơ sở sự tăng giảm số oxi hóa của các nguyên tố (với giả thiết chất khử nhường hẳn e sang chất oxi hóa. Hoạt động 2: Gv: cho Hs giải 1 số bài tập trong SGK Hs: thảo luận nhóm, ghi vào bảng phụ mang lên trước lớp trình bày. Hs khác: theo dõi, nhận xét, nêu thắc mắc để cho nhóm trình bày giải quyết. Gv: quan sát lớp, tổng kết, nhận xét từng vấn đề đúng sai của các nhóm, từ đó rút kinh nghiệm. Hs: nêu rõ lí do, giải thích tại sao chọn đáp án đó. - Nhóm 1: bài 1/88 - Nhóm 2: bài 8/89 - Nhóm 3, 4: bài 3/89 - Nhóm 5, 6: bài 4/89 - Nhóm 7: bài 6a/89 - Nhóm 8: bài 6b/89 - Nhóm 9: bài 6c/89 Gv: cho đại diện các nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét. Gv: tổng kết, bổ sung, rút kinh nghiệm. Hs: sửa bài Hoạt động 3: dặn dò - BTVN: 6, 7, 8, 9, 10, 11/90 SGK | Nội dung A. Kiến thức cần nắm vững: - Chất khử: chất nhường e (số oxi hóa tăng sau phản ứng) (chất bị oxi hóa) - Chất oxi hóa: chất nhận e (số oxi hóa giảm sau phản ứng) (chất bị khử) - Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa): quá trình nhường e, quá trình tăng số oxi hóa. - Quá trình khử (sự khử): quá trình thu e, quá trình giảm số oxi hóa. - Phản ứng oxi hóa khử: phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển e giữa các chất phản ứng, có sự thay đổi số oxi hóa của 1 số nguyên tố. - Dựa vào số oxi hóa có 2 loại phản ứng: + Phản ứng oxi hóa khử: số oxi hóa thay đổi. + Phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hóa khử: số oxi hóa không thay đổi. II. Bài tập: Bài 1/88 SGK: - Phản ứng luôn luôn không là phản ứng oxi hóa khử: phản ứng trao đổi (số oxi hóa luôn luôn không thay đổi). Bài 2/89 SGK: - Phản ứng luôn luôn là phản ứng oxi hóa khử: phản ứng thế trong hóa vô cơ (số oxi hóa luôn luôn thay đổi) Bài 3/89 SGK: Ox + HNO3 → (NO3)3 + …. Khi x = 3: phản ứng trên không thuộc phản ứng oxi hóa khử (số oxi hóa không thay đổi). Bài 4/89 SGK: Câu đúng: - Sự oxi hóa 1 nguyên tố là sự lấy bớt electron của nguyên tố đó, làm cho số oxi hóa của nó tăng lên. - Sự khử 1 nguyên tố là sự thu thêm electron của nguyên tố đó, làm cho số oxi hóa của nguyên tố đó giảm xuống. Câu sai: - Chất oxi hóa là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hóa của nó tăng sau phản ứng. - Chất khử là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hóa của nó giảm sau phản ứng. Bài 5/89 SGK: Xác định số oxi hóa: O, O2, O5, HO3, HO2, H3, H4Cl, H, HO, HO2, HO3, HO4, Ca - O, O2, KO4, K2O4, SO4, K2O7, (SO4)3, O3, H2, O2, H2O3, H2O4, Fe, Fe. |