Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 9
Giáo án môn Hóa học lớp 10
Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 9: Cấu hình electron của nguyên tử được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu: Quy luật sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố.
II. Trọng tâm: Cấu hình electron.
III. Chuẩn bị: Sơ đồ phân bố mức năng lượng của các lớp và các phân lớp.
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử. GV treo lên bảng Sơ đồ phân bố mức nl của các lớp và các phân lớp và hướng dẫn HS. * GV: Kết luận về sự phân bố các electron trong nguyên tử. - Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức nl từ thấp đến cao. -Mức nl của các lớp tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 kể từ gần hạt nhân nhất và của phân lớp tăng theo thứ tự s, p, d, f. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu hình electron của nguyên tử. * GV hướng dẫn HS dạng chung của cấu hình e: nla * GV hướng dẫn HS các bước viết cấu hình electron và đưa ra các VD để HS vận dụng , GV theo dõi chữa bài và củng cố kiến thức GV yêu cầu HS viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố: Ne (Z=10), Cl (Z=17) Sau khi HS viết xong cấu hình electron nguyên tử của 1 số nguyên tố, GV nhận xét rút kinh nghiệm GV hướng cẫn HS cách viết gọn: neon là khí hiếm gần nhất đứng trước clo, nên ta có thể viết gọn: GV cung cấp: electron cuối cùng của nguyên tử clo điền vào phân lớp p, người ta gọi clo là nguyên tố p. GV cho vd: viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố: Ar (Z=18), Fe (Z=56) GV hướng dẫn: -các electron của nguyên tử Fe được phân bố như sau: nhưng cấu hình electron là cách biểu diễn sự phân bố electron trên các lớp và các phân lớp. GV: Trong các cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trên hãy xác định xem các nguyên tố đó thuộc nguyên tố s hay p hay d? GV hỏi: ? thế nào là nguyên tố họ s, p, d, f? Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu. GV cho HS biết người ta còn có thể viết cấu hình electron theo lớp. GV cho HS xem SGK. Hoạt động 4: Nghiên cứu đặc điểm của lớp electron ngoài cùng. -GV hd HS nghiên cứu bảng Cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu để tìm xem ? lớp ngoài cùng của tất cả các nguyên tố có tối đa là bao nhiêu electron? ? neon là nguyên tố khí hiếm, nó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? GV đvđ: Các nguyên tử có 8 electron ở lớp ngoài cùng (ns2np6) và nguyên tử heli (1s2) GV yêu cầu HS giải thích tại sao? -GV cho HS tìm xem những kim loại như: Na, Mg, Al, K, Ca có bao nhiêu electron ở lớp nc? ? các nguyên tử kim loại thường có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? GV nói thêm: (trừ H, He và B). Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng dễ nhường electron -GV cho HS tìm xem những phi kim như: N, O, F, P, S, Cl có bao nhiêu electron ở lớp nc? ? các nguyên tử phi kim thường có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? GV Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng dễ nhận electron | I- THỨ TỰ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG NGUYÊN TỬ: - Các electron trong nguyên tử lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao và sắp xếp từ trong ra ngoài.(Tính từ hạt nhân). E1< E2<E3<E4 Trong các lớp: Các e lần lượt chiếm các phân lớp là s, p, d, f… Thứ tự sắp xếp theo mức năng lượng: 1s 2s 3s 3p 4s 3d 4p 5s ... II- CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ 1. Cấu hình electron của nguyên tử - Là cách để mô tả sự xắp sếp các e trong nguyên tử: Thuộc AO nào, phân lớp nào, lớp nào. - Cách biểu diễn cấu hình (dạng chữ số): nla Trong đó: n: STT của lớp. l: tên phân lớp. a: Số e có mặt tại phân lớp và lớp tương ứng VD: 1s1 * Các bước viết cấu hình electron: - Xác định số electron của nguyên tử. - Điền e vào các phân lớp theo thứ tự mức năng lượng. (Chú ý đến số e tối đa cho các phân lớp) VD: Ne (Z=10): Cl (Z=17): Ar (Z=18): Hoặc viế gọn: Fe (Z=26): Hoặc viế gọn: * Nguyên tố họ s, họ p, họ d: -e cuối cùng điền vào phân lớp nào thì nguyên tố là họ đấy: VD: Ar là nguyên tố p Fe là nguyên tố d vì electron cuối cùng của Fe điền vào phân lớp d. 2. Cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu -SGK. - Nhận xét: Các nguyên tố đều họ s và p 3. Đặc điểm của electron lớp ngoài cùng - Đối với tất cả các nguyên tố, lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (khơng tham gia vo cc phản ứng hố học (trừ một số đk đặc biệt)) . Khí hiếm (Trừ He có 2e LNC) -Kim loại: 1, 2, 3 lớp ngoài cùng -Phi kim: 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng - Nguyên tử có 4 electron ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim. |