Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 50

Giáo án môn Hóa học lớp 10

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 50: Axit sunfuric, muối sunfat được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

  • H2SO4 loãng có tính axit gây bởi ion H+.
  • Tính chất vật lí của axit H2SO4, cách pha loãng axit H2SO4 đặc.
  • Axit sunfuric loãng là axit mạnh có đầy đủ tính chất chung của axit. Nhưng axit sunfuric đặc nóng lại có tính chất đặc biệt là tính oxi hóa mạnh.

II. Trọng tâm: Tính chất hóa học của H2SO4 loãng và đặc.

III. Chuẩn bị:

GV: Một số thí nghiệm về axit sunfuric và bài tập liên quan đến axit sunfuric

HS: Xem bài trước ở nhà và ôn lại kiến thức về axit sunfuric ở lớp 9

IV. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1:

Em hãy trình bày tính chất hóa học của SO2

Nêu phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

Hoạt động 2:

GV: Cho học sinh quan sát bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, yêu cầu HS cho nhận xét về tính chất vật lí của H2SO4..

GV: Chuẩn kiến thức và làm thí nghiệm pha loãng H2SO4 đặc, yêu cầu HS giải thích tại sao phải cho từ từ axit H2SO4 đặc vào nước mà không được làm ngược lại?

GV: Bổ xung HS chú ý H2SO4 gây bỏng nặng.

Hoạt động 3:

GV: Giới thiệu H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit. Yêu cầu HS nêu thí nghiệm H2SO4 loãng tác dụng với quỳ tím, Cu, Fe, Na2CO3, CuO. Viết phương trình phản ứng.

Hoạt động 4:

GV: Thông báo ngoài tính axit, H2SO4 đặc còn có tính oxi hóa mạnh, yêu cầu HS xác định số oxi hóa của S trong H2SO4, cho nhận xet và giải thích tại sao H2SO4 đặc lại có tính oxi hóa mạnh?

GV: Mô tả thí nghiệm C, Cu tác dụng với H2SO4 đặc, yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.

GV: Hướng dẫn HS hoàn thành phương trình phản ứng của H2SO4 đặc nóng tác dụng với Fe, S, KBr..

GV: Thông báo một số kim loại như Fe, Al, Cr thụ động trong axit H2SO4 đặc nguội.

GV: Mô tả thí nghiệm nhỏ H2SO4 đặc vào cốc đường saccarozơ. Yêu cầu HS giải thích hiện tượng.

GV: lưu ý HS cần hết sức thận trọng khi sử dụng H2SO4 (dễ gây bỏng).

Hoạt động 5:

GV: Yêu cầu HS làm các bài tập sau:

Bài 1: Hoàn thành các phản ứng sau:

Fe + H2SO

FeO + H2SO

Fe2O3 + H2SO

KCl + H2SO

I. Axit sunfuric:

1. Tính chất vật lí

Axit sunfuaric là chất lỏng, sánh, không màu, không bay hơi, tan vô hạn trong nước, tỏa nhiệt nhiều, để pha loãng H2SO4 đặc, phải cho từ từ H2SO4 đặc vào nước, tuyệt đối không được làm ngược lại.

Dung dịch H2SO4 98% có: D = 1.84g/cm2.

2. Tính chất hóa học:

a. Tính chất cả H2SO4 loãng:

- H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của một axit:

+ Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

+ Tác dụng với kim loại hoạt động, giải phóng H2:

H2SO4 + Fe →FeSO4 + H2

2Na + H2SO4 →Na2SO4 + H2

+ Tác dụng với oxit bazơ, bazơ:

H2SO4 + 2NaOH →Na2SO4 + 2H2O

H2SO4 + CaO → CaSO4 + H2O.

+ Tác dụng với muối:

H2SO4+ Na2CO3 →Na2SO4+ CO2+ H2O.

b.Tính chất của H2SO4 đặc

Tính oxi hóa mạnh

- Tác dụng với kim loại:

n: là hóa trị cao nhất của kim loại M.

Một số kim loại thụ động trong H2SO4 đặc nguội: Fe, Al, Cr.

VD:

2H2SO + Cu CuSO4+ SO2 + 2H2O.

2Fe + 6H2SO Fe2(SO4)3+3SO2+6H2O.

- Tác dụng với phi kim:

C, S, P tác dụng với H2SO tạo ra hợp chất trong đó chúng có số oxi hóa cao nhất:

C + 2H2SO CO2 + 2SO2 + 2H2O.

2P+5H2SO4đ →2H3PO4+ 5SO2+ 2H2O

- Tác dụng với hợp chất có tính khử:

VD: 2FeO + 4H2SO Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.

2Fe3O4 + 10H2SO 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O.

H2S + H2SO S + SO2 + 2H2O.

+ Tính háo nước:

- H2SO4 đặc hấp thụ nước mạnh. Nó cũng hấp thụ nước từ các gluxit:

VD: nhỏ H2SO4 đặc vào saccarozơ:

C12H22O11 12C +11H2O

Một phần C sinh ra bị oxi hóa thành CO2:

C + 2H2SO4 → CO2 + 2SO2+ 2H2O

=> Cần thận trọng khi sử dụng H2SO4 vì dễ gây bỏng da.

Bài 1:

2Fe+6H2SO4đ → Fe2(SO4)3+3SO2+6H2O

2FeO+4H2SO4đ → Fe2(SO4)3+SO2+4H2O

Fe2O3+3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O

2KCl+2H2SO4 K2SO4+Cl2+ SO2 + 2H2O.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 10

    Xem thêm