Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 17

Giáo án môn Hóa học lớp 10

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 17: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

  • Mối quan hệ giữa vị trí (ô) nguyên tố, cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố ở đơn chất và hợp chất
  • Các kiến thức cơ bảng về bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn

II. Trọng tâm: Quan hệ giữa tính chất và vị trí của nguyên tố.

III. Chuẩn bị: Giáo án, SGK.

IV. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:

GV: Trong chu kì hóa trị của các nguyên tố thay đổi như thế nào?

GV: HS phát biểu định luật tuần hoàn

GV: Nhận xét, cho điểm

Hoạt động 2:

GV: HS hãy cho biết một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó được không? Vì sao?

GV: Nguyên tố K có số thứ tự 19, thuộc chu kì 4, nhóm IA, HS hãy cho biết thông tin về cấu tạo?

GV: Số thứ tự 19 cho biết điều gì?

GV: Chu kì 4 cho biết điều gì?

GV: Nhóm IA cho biết điều gì?

GV: HS Viết cấu hình electron của nguyên tố K?

GV: Cho nguyên tố X có cấu hình 1s22s22p63s23p4 xác định vị trí trong bảng tuần hoàn

GV: Tổng số electron là 16 cho biết điều gì?

GV: X là nguyên tố p cho biết thông tin gì ?

GV: X có 6 electron lớp ngoài cùng cho biết thông tin gì?

GV: X có bao nhiêu lớp electron, số lớp electron cho biết điều gì?

Hoạt động 3:

GV: HS hãy cho biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra tính chất hóa học được không? Vì sao?

GV: cho nguyên tố P ở ô 15 trong bảng tuần hoàn, HS hãy nêu tính chất của nó?

Hoạt động 4:

GV: Dựa vào bảng tuần hoàn so sánh tính chất của các nguyên tố lân cận trong một chu kì?

GV: HS hãy so sánh tính chất của các nguyên tố lân cận trong nhóm A?

GV: Xét ba nguyên tố S với P và Cl2 so sánh tính chất của chúng?

GV: Xét ba nguyên tố brom với Clo và iôt so sánh tính chất của chúng?

I. Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo:

HS: Được vì:

- Biết số thứ tự của nguyên tố ta suy ra số đơn vị điện tích hạt nhân.

- Biết số thứ tự của chu kì ta suy ra số lớp electron.

- Biết số thứ tự của cua nhóm A thì ta suy ra số electron ở lớp ngoài cùng.

HS: số thứ tự 19 nên Z = 19 có 19 proton, 19 electron.

HS: Chu kì 4 nên có 4 lớp electron

HS: Nhóm IA là nguyên tố s có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

HS: s22s22p63s23p64s1

HS: Số thứ tự của nguyên tố X là 16 trong bảng tuần hoàn

HS: Thuộc nhóm A

HS: Nhóm VIA

HS: Có 3 lớp electron

HS: Thuộc chu kì 3

II.Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố:

HS: Được vì:

- Vị trí có thể suy ra tính kim loại và phi kim

- Hóa trị cao nhất của nguyên tố đó với oxi, với hiđro (nếu có)

- Oxit, hiđroxit có tính axit hay bazơ.

HS:

- P thuộc nhóm VA chu kì 3 là phi kim

- Hóa trị cao nhất với oxi là 5 có công thức P2O5

- Hóa trị cao nhất với hiđro là 3 có công thức PH3

- P2O5 là oxit axit, H3PO4 là axit.

III. So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận:

HS: Trong chu kì theo chiều tăng của Z:

- Tính phi kim tăng dần, tính kim loại yếu dần

- Oxit và hiđroxit của các nguyên tố có tính bazơ yếu dần đồng thời tính axit tăng dần.

HS: Trong nhóm A theo chiều tăng dần của Z:

- Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.

- Oxit và hiđroxit của các nguyên tố có tính bazơ tăng dần, tính axit giảm dần.

HS:

- S có tính phi kim mạnh hơn P nhưng yếu hơn Cl2

- Oxit và axit của S có tính axit mạnh hơn của P nhưng yếu hơn của Cl2

HS:

- Brom có tính phi kim mạnh hơn iôt nhưng yếu hơn Clo

- Oxit và axit của brom có tính axit mạnh hơn của iôt nhưng yếu hơn của clo

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 10

    Xem thêm