Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 14

Giáo án môn Hóa học lớp 10

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 14: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

  • Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của các nguyên tố hóa học.
  • Số electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố thuộc nhóm A.
  • Mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố với vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

II. Trọng tâm: Cấu hình e của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.

III. Chuẩn bị: Bảng tuần hoàn, giáo án.

IV. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1:

GV: Trình bày các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?

GV: Nhóm nguyên tố là gì? Các nguyên tố nhóm A có cấu hình electron hóa trị như thế nào?

GV: Nhận xét, cho điểm.

Hoạt động 2:

GV: Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A, HS hãy xét cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố lần lược qua các chu kì và nhận xét?

GV: HS hãy cho biết sô electron lớp ngoài cùng có quan hệ như thế nào với số thứ tự của nhóm A?

GV: Bổ sung: sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần, chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.

Hoạt động 3:

GV: hướng dẫn HS quan sát bảng 5 SGK

GV: HS hãy nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử thuộc các nguyên tố trong cùng một nhóm A.

GV: HS hãy viết cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A thuộc chu kì n?

GV: HS hãy chỉ ra số electron hóa trị?

GV: HS cho biết electron hóa trị của các nguyên tố nhóm IA và IIA thuộc phân lớp nào?

GV: HS cho biết electron hóa trị của các nguyên tố nhóm IIIA và VIIIA thuộc phân lớp nào?

Hoạt động 4:

GV: Giới thiệu về nhóm VIIIA và cho HS quan sát bảng tuần, yêu cầu HS nhận xét về số electron ngoài cùng?

GV: HS hãy viết cấu hình electron lớp ngoài cùng ở dạng tổng quát của nhóm VIIIA?

GV: Cấu hình lớp vỏ electron ngoài cùng ns2np6 rất bền vững. HS nhận xét về khã năng tham gia phản ứng hóa học.

GV: Các khí hiếm còn được gọi là những khí trơ.

GV: Bổ sung ở nhiệt độ thường các khí hiếm tồn tại ở trạng thái khí và phân tử chỉ có một nguyên tử.

Hoạt động 5:

GV: Cho HS quan sát bảng tuần hoàn và giới thiệu các nguyên tố nhóm IA.

GV: HS nhận xét cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A?

GV: Bổ sung vì nguyên tử chỉ có một electron ngoài cùng nên trong các phản ứng có khuynh hướng nhường một electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm.

GV: Hướng dẫn HS thực hiện một số phản ứng.

Hoạt động 6:

GV: Cho HS quan sát bảng tuần hoàn và giới thiệu các nguyên tố nhóm VIIA.

GV: HS hãy viết cấu hình electron lớp ngoài cùng ở dạng tổng quát của nhóm VIIA?

GV: HS nhận xét cấu hình electron ngoài cùng của nhóm VIIA?

GV: HS nhận xét các nguyên tử halogen có khuynh hướng thu thêm một electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm. Halogen có hóa trị 1.

GV: Bổ sung ở dạng đơn chất phân tử halogen gồm hai nguyên tử: F2, Cl2, Br2, I2. Đó là những phi kim điển hình (At là nguyên tố phóng xạ).

GV: Hướng dẫn HS viết các phản ứng thể hiện tính chất cơ bản của nhóm halogen.

I. Sự biến đổi cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.

HS: Cấu hình electron ngoài cùng của các nguyên tố trong cùng một nhóm được lặp đi lặp lại biến đổi tuần hoàn.

HS: Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng (số electron hóa trị)

II. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A:

1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A.

HS: Trong cùng một nhóm A nguyên tử của các nguyên tố có cùng số electron ở lớp ngoài cùng (số electron hóa trị)

HS: nsanpb

(1 ≤ a ≤ 2; 0 ≤ b ≤ 6)

HS: Sô electron hóa trị = a + b

HS: Phân lớp s nên là các nguyên tố s

HS: Phân lớp p nên là các nguyên tố p

2.Một số nhóm A tiêu biểu:

a. Nhóm VIIIA (Nhóm khí hiếm)

HS: có 8 electron lớp ngoài cùng.

HS: Cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np6

HS: Không tham gia phản ứng hóa học.

b. Nhóm IA là nhóm kim loại kiềm:

HS: Quan sát

HS: ns1 có 1 electron ở lớp ngoài cùng có khuynh hướng mất 1 electron để đạt cấu hình khí hiếm.

HS: 4Na + O2 → 2Na2O

2Na + 2H2O → NaOH + H2

2Na + Cl2 → 2NaCl

c. Nhóm VIIA (Nhóm halogen)

HS: Quan sát

HS: ns2np5

HS: Có 7 electron ở lớp ngoài cùng có khuynh hướng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình khí hiếm.

HS: Phân tử gồm hai nguyên tử: F2, Cl2, Br2, I2

HS: Phản ứng với kim loại tạo muối:

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

2K + Br2 → KBr

Phản ứng với hiđro:

Cl2 + H2 → 2HCl

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 10

    Xem thêm