Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 23

Giáo án môn Hóa học lớp 10

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 23: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

  • Khái niệm tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử
  • Tính chất chung của hợp chất có cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử
  • So sánh mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử, mạng tinh thể ion

II. Trọng tâm: Sự hình thành tinh thể nguyên tử và phân tử

III. Chuẩn bị:

  • GV: photocopy hình vẽ tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử, tinh thể ion làm đồ dùng dạy học
  • HS: học bài cũ

IV. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1:

- Liên kết cộng hóa trị là gì? Viết công thức cấu tạo của NCl3, NH3

- Dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố, hãy cho biết loại liên kết trong các chất sau đây

Hoạt động 2:

GV: dựa vào hình vẽ mạng tinh thể kim cương, thảo luận theo các câu hỏi sau:

+ Nguyên tử cacbon có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? à 4e

+ Trong tinh thể kim cương, các nguyên tử cacbon liên kết với nhau như thế nào?

Mỗi nguyên tử cacbon liên kết với 4 nguyên tử cacbon lân cận gần nhất bằng 4 cặp electron chung, đó là 4 liên kết cộng hoá trị. Các nguyên tử cacbon này nằm trên 4 đỉnh của một tứ diện đều.

+ Tinh thể nguyên tử được cấu tạo như thế nào?

Tinh thể nguyên tử được cấu tạo từ những nguyên tử được sắp xếp một cách đều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành một mạng tinh thể. Ở các điểm nút của mạng tinh thể là những nguyên tử liên kết với nhau bằng các liên kết CHT.

Hoạt động 3:

- GV: Hãy nêu các tính chất và ứng dụng của kim cương?

Rất cứng, dùng làm dao cắt kính, mũi khoan để khoan sâu vào lòng đất tìm mỏ dầu.

- GV: Tại sao kim cương rắn như vậy?

Lực liên kết CHT trong tinh thể nguyên tử rất lớnà tinh thể bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi khá cao.

Hoạt động 4:

- GV dựa vào hình vẽ tinh thể iot và mạng lưới nước đá mô tả:

- Tinh thể iot là tinh thể phân tử, ở nhiệt độ thường iot ở thể rắn với cấu trúc tinh thể mạng lưới lập phương tâm diện. Các phân tử iot ở 8 đỉnh và ở các tâm của 6 mặt hình lập phương.

- Tinh thể nước đá cũng là tinh thể phân tử. Trong tinh thể nước đá, mỗi phân tử nước có 4 phân tử nước liên kết lân cận gần nhất nằm trên 4 đỉnh của một tứ diện đều. Mỗi phân tử nước ở đỉnh lại liên kết với 4 phân tử lân cận nằm ở 4 đỉnh của hình tứ diện đều khác và cứ tiếp tục như vậy.

- GV: vậy tinh thể phân tử được cấu tạo như thế nào?

- GV bổ sung: phần lớn chất hữu cơ, các đơn chất phi kim ở nhiệt độ thấp đều kết tinh thành mạng lưới tinh thể phân tử (phân tử có thể gồm một nguyên tử như các khí hiếm, hoặc nhiều nguyên tử như các halogen, O2, N2, H2O, CO2,...)

Hoạt động 5:

GV: Tính chất vật lý chung của tinh thể phân tử là gì?

I. Tinh thể nguyên tử

1. Tinh thể nguyên tử

Ví dụ: mạng tinh thể kim cương

Hình: Sự sắp xếp tứ diện của 4 nguyên tử C xung quanh nguyên tử C trung tâm

- Các nguyên tử sắp xếp đều đặn, theo một trật tự nhất định.

- Ở nút mạng: nguyên tử

- Liên kết giữa các nguyên tử: CHT

2. Tính chất chung của tinh thể nguyên tử

- Lực liên kết CHT trong tinh thể nguyên tử rất lớnà tinh thể bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi khá cao.

- Kim cương có độ cứng lớn nhất, là 10 đơn vị.

II. Tinh thể phân tử

1. Tinh thể phân tử

- Các nguyên tử sắp xếp đều đặn, theo một trật tự nhất định.

- Ở nút mạng: phân tử

- Liên kết giữa các phân tử: lực tương tác yếu giữa các phân tử

2. Tính chất chung của tinh thể phân tử

- Dễ nóng chảy, dễ bay hơi

- Tinh thể phân tử không phân cực hòa tan trong dung môi không phân cực

Đánh giá bài viết
1 200
Sắp xếp theo

    Giáo án Hóa học lớp 10

    Xem thêm